Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Hội đồng bầu cử

0 nhận xét

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp thứ năm Hội đồng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bầu cử cho ý kiến vào báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.  

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử do ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử trình bày cho biết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thành công tốt đẹp.Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử đạt rất cao ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong đó, có 4 tỉnh cao nhất, đạt 99,99% là Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng cho rằng báo cáo cần làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đã góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử. Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quốc hội, cần phải đánh giá vai trò của Hội đồng bầu cử, các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng bầu cử, cũng như tổ chức bầu cử các cấp…

Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh đề nghị báo cáo cần đánh giá và làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của cuộc bầu cử đã được nhân dân và cử tri cả nước hết sức quan tâm, những kết quả đạt được thể hiện trách nhiệm cao của cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là ý nghĩa của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một thời điểm.

Tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần có sự phân tích, đánh giá để làm rõ hơn tính chất dân chủ, bình đẳng và những kết quả đã đạt được của cuộc bầu cử.

Phát biểu kết luận phiên họp thứ năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đánh giá báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử về cơ bản đã phản ánh đúng thực chất của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên, Tổng Bí thư đề nghị trong Báo cáo cần nêu rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, tính chất của cuộc bầu cử lần này, đồng thời làm nổi bật những điểm mới của cuộc bầu cử (bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một ngày…).

Trên tinh thần làm rõ hơn về thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng chí đề nghị cần có sự phân tích cụ thể kết quả của cuộc bầu cử để thấy được chất lượng của cuộc bầu cử.

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên, trước khi trình Thường vụ Quốc hội xem xét vào đầu tháng Sáu tới./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

 


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Đại tướng Lê Hồng Anh tiếp Đoàn cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Thái Lan

0 nhận xét

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan do ngài Issara Somchai, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Dự buổi tiếp có Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an… cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.

Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ngài Issara Somchai, Bộ trưởng Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan cùng các đại biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Tại buổi tiếp, Đại tướng Lê Hồng Anh nhiệt liệt chào mừng ngài Issara Somchai cùng các thành viên trong Đoàn đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Đại tướng Lê Hồng Anh nhấn mạnh trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan đã phát triển tích cực, không ngừng củng cố và phát triển; sự hợp tác về chính trị – an ninh giữa hai nước là bước tiến quan trọng với mục tiêu thúc đẩy thực hiện tuyên bố chung trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước.

Đề cập đến nội dung hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Lê Hồng Anh đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Thái Lan với các đơn vị chức năng Bộ Công an Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm buôn bán người ký năm 2008. Trên cơ sở đó, hai nước đã từng bước triển khai, lập nhóm công tác chung thực hiện Hiệp định và thông qua kế hoạch triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại tướng Lê Hồng Anh cũng đánh giá cao lực lượng chức năng Vương quốc Thái Lan gần đây đã triệt phá đường dây buôn bán người, kịp thời giải cứu 15 công dân nữ Việt Nam và 5 trẻ em được sinh ra ở Vương quốc Thái Lan, đến nay đã đưa 10 nạn nhân về Việt Nam.

Trong không khí thân mật và hữu nghị, ngài Issara Somchai bày tỏ vui mừng được sang thăm, làm việc tại Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình của Bộ Công an Việt Nam đã dành cho Đoàn và đánh giá cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian vừa qua. Ngài Issara Somchai bày tỏ mong muốn trong thời gian tiếp theo, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan sẽ đẩy mạnh tăng cường mối quan hệ hợp tác, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống các loại tội phạm

Việt Hưng

http://lehonganh.net


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Đại tướng Lê Hồng Anh tiếp Đoàn cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Thái Lan

0 nhận xét

Chiều 30/5, tại Hà Nội, Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan do ngài Issara Somchai, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam. Dự buổi tiếp có Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an… cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.

Đại tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam; ngài Issara Somchai, Bộ trưởng Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan cùng các đại biểu tại buổi tiếp. Ảnh: Việt Hưng.

Tại buổi tiếp, Đại tướng Lê Hồng Anh nhiệt liệt chào mừng ngài Issara Somchai cùng các thành viên trong Đoàn đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Đại tướng Lê Hồng Anh nhấn mạnh trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan đã phát triển tích cực, không ngừng củng cố và phát triển; sự hợp tác về chính trị – an ninh giữa hai nước là bước tiến quan trọng với mục tiêu thúc đẩy thực hiện tuyên bố chung trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước.

Đề cập đến nội dung hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan hữu quan của Vương quốc Thái Lan, Đại tướng Lê Hồng Anh đánh giá cao những nỗ lực hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật của Vương quốc Thái Lan với các đơn vị chức năng Bộ Công an Việt Nam trong việc thực hiện Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm buôn bán người ký năm 2008. Trên cơ sở đó, hai nước đã từng bước triển khai, lập nhóm công tác chung thực hiện Hiệp định và thông qua kế hoạch triển khai, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đại tướng Lê Hồng Anh cũng đánh giá cao lực lượng chức năng Vương quốc Thái Lan gần đây đã triệt phá đường dây buôn bán người, kịp thời giải cứu 15 công dân nữ Việt Nam và 5 trẻ em được sinh ra ở Vương quốc Thái Lan, đến nay đã đưa 10 nạn nhân về Việt Nam.

Trong không khí thân mật và hữu nghị, ngài Issara Somchai bày tỏ vui mừng được sang thăm, làm việc tại Việt Nam, cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, thân tình của Bộ Công an Việt Nam đã dành cho Đoàn và đánh giá cao mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong thời gian vừa qua. Ngài Issara Somchai bày tỏ mong muốn trong thời gian tiếp theo, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Phát triển xã hội và an ninh con người Vương quốc Thái Lan sẽ đẩy mạnh tăng cường mối quan hệ hợp tác, tiếp tục đạt được nhiều kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống các loại tội phạm

Việt Hưng


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ lập lực lượng kiểm ngư bảo vệ tàu cá Việt Nam

0 nhận xét

Theo Bộ NN&PTNT, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt đề án “Xây dựng lực lượng kiểm ngư Việt Nam” để sớm thành lập và đưa vào hoạt động tổ chức này.

Tàu Kiểm Ngư SM-115P

Bộ NN&PTNT cho biết, tình hình vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển đang ngày một gia tăng. Đặc biệt tình trạng tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt trộm thủy sản diễn ra thường xuyên với hàng trăm lượt tàu thuyền mỗi ngày. Tình trạng ngư dân Việt Nam bị các nước khác bắt giữ cũng thường xuyên và gia tăng đột biến trong thời gian gần đây. Cụ thể, từ năm 2006 đến nay đã có trên 640 vụ bắt giữ gần 1.200 lượt tàu cá với trên 7.000 ngư dân… Đây là những lý do để cần sớm thành lập lực lượng kiểm ngư Việt Nam.

Theo tờ trình, lực lượng kiểm ngư Việt Nam sẽ là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển Việt Nam. Nếu được phê duyệt, lực lượng này sẽ được thành lập theo hai cấp Trung ương và địa phương

N.Y.


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Cảm nhận từ sự giao thoa giữa 2 thế hệ cứu nạn

0 nhận xét

cứu nạn

Trong buổi chiều trao thưởng cho những cán bộ, chiến sĩ Đội cứu hộ cứu nạn tàu Dìn Ký, chúng tôi thấy những cán bộ, chiến sĩ lên nhận thưởng, xen kẽ với những người tóc ngả hoa râm là những chiến sĩ vừa mới vào nghề. Họ khác biệt nhau nhiều về tuổi tác, về tầm vóc, về kinh nghiệm nhưng dường như trong cái nghề lúc nào cũng muốn “thất nghiệp” này chúng tôi thấy trong họ đều toát ra một chữ, đó là chữ “Tâm” của những người cứu hộ.

Những ngày đeo bám vụ tàu Dìn Ký chìm, trời nắng như thiêu đốt, dưới sông nước chảy cuồn cuộn, ngứa ngáy, hình ảnh mà chúng tôi cảm nhận được là sự giao thoa giữa hai thế hệ cứu nạn để làm nên những chiến công mà không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm chực chờ dưới đáy sông, dò tìm từng khu vực dù là nhỏ nhất để tìm ra nạn nhân nhưng những động tác này những người dân chứng kiến ở trên bờ cho là rề rà, chậm chạp, nhưng nếu một lần ngồi bên họ nghe bàn bạc triển khai kế hoạch tìm kiếm nạn nhân ắt hẳn người chứng kiến phải thốt ra lời… xin lỗi.

Thay những bộ đồ lặn, bình ôxy là những bộ trang phục chỉnh chu, tươm tất, quân hàm, quân hiệu nhìn các chiến sĩ cứu hộ như những người khác lạ hoàn toàn. Chỉ cách đây vài ngày, những con người này đã lặn ngụp dưới dòng nước sông Sài Gòn chảy xiết sâu hơn 20m để rà tìm con tàu Dìn Ký và đưa lên bờ 15 người gặp nạn. Trong buổi nhận bằng khen, một số cán bộ, chiến sĩ tham gia trong những ngày cứu hộ tàu Dìn Ký không có mặt. Hỏi ra mới biết, chưa kịp phơi bộ đồ lặn cho khô, những cán bộ, chiến sĩ này lại tiếp tục lên đường nhận công tác, số người tham dự buổi lễ có người đã chuẩn bị hành trang sẵn để khi vừa kết thúc buổi lễ là họ khăn gói lên đường công tác ở các tỉnh bạn.

Nhắc lại vụ Dìn Ký là nhắc đến nỗi đau mà có lẽ trong cuộc đời cứu hộ đây là lần đầu tiên họ rơi nước mắt nhiều đến vậy. Nhắc lại quá trình cứu hộ, Thượng tá Đặng Tiến Dũng – Trưởng phòng Cứu nạn cứu hộ thuật lại: Khó khăn, vất vả, nguy hiểm đang rình rập dưới dòng nước lạnh buốt sau cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ nhưng nhìn người thân của các nạn nhân trên bờ gào thét, đau xót nên ý chí của những người lính cứu nạn, cứu hộ quyết tâm đưa cho bằng được những thi thể nạn nhân bị mắc kẹt dưới khoang tàu lên bờ.

Thượng tá Dũng kể lại: Lục bình giăng kín mặt sông, vị trí tàu thì không xác định được, các chiến sĩ lạnh run trong làn nước vì cơn mưa vẫn còn rỉ rả. Quần thảo trên đoạn sông hơn 1.000m phía Bình Dương và bên bờ Hóc Môn (TP HCM) nhưng dấu vết của con tàu gặp nạn mất dạng trong màn đêm đen kịt. Trên bờ, tiếng gào thét của người thân nạn nhân như ai oán. “Nghe thôi mà đau lòng lắm!”. 7 giờ trồi lên lặn xuống, cảm giác bất lực mệt mỏi và áp lực đè nặng lên vai các chiến sĩ.

cứu nạn

Trời tờ mờ sáng. Mặt sông Sài Gòn lục bình đã thưa dần và thoáng hơn. Kinh nghiệm hàng chục năm gắn bó với nghề, trong thời điểm mặt sông lặng im này thì việc xác định vị trí của tàu chìm sẽ dễ dàng hơn, ông Nguyễn Ngọc Tốt chỉ huy một tổ cứu hộ phát hiện trên mặt sông một số phao cứu, mảnh gỗ thuyền, áo phao nổi lên cùng với một vệt dầu loang. Lần theo dấu vết này, ông Tốt xác định vị trí tàu chìm cách khu du lịch Dìn Ký khoảng 150m.

Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khoanh vùng, hai đồng chí Nguyễn Chí Thành và Võ Minh Thiện đã tiến hành cột dây làm điểm mốc báo hiệu, xác định vị trí của tàu.

“Dòng nước chảy xiết nên dù phát hiện được vị trí con tàu nhưng việc tiếp cận gặp rất nhiều khó khăn. Đội hình được chia làm bốn tổ: tổ lặn vào trong con tàu, tổ ở vị trí ngoài tàu, tổ trung chuyển và một tổ tiếp nhận nạn nhân (đứng trên thuyền cứu hộ). Việc thao tác phải nhịp nhàng giữa các tổ vì chỉ cần một sai sót là coi như phải gánh lấy hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến tính mạng của các chiến sĩ” – ông Tốt chia sẻ.

Trên bờ nắng gay gắt, hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng ken chặt hai bên bờ sông. Nhiều người tỏ ra sốt ruột: “Tìm thấy tàu rồi sao không đưa lên cho rồi sao cứ thấy người nhái nhảy xuống trồi lên hoài! Thiệt chán”. Câu nói của người dân vô tình thốt lên làm chúng tôi cảm thấy quặn người lại.

Nhiều lần theo chân các anh đi cứu người gặp nạn, chúng tôi cũng hiểu những qui trình trong công tác tìm kiếm, xác định vị trí, nạn nhân. Chuyện tìm kiếm trên bờ đã khó nay phải mò mẫm dưới dòng nước sâu hơn 20m với bao nhiêu nguy hiểm chực chờ. Ngồi trên bờ thấy thời gian qua nhanh mà không thấy đưa nạn nhân lên bờ, ai cũng sốt ruột nhưng người dân không biết dưới nước, một cuộc chiến sinh tử thật sự đang diễn ra đối với các chiến sĩ mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Cũng lấy những hiểu biết bập bõm này giải thích cho người dân nghe và cũng được họ gật gù, ừ… à… hiểu chuyện, thông cảm!

… Cái khó của lực lượng là làm sao tiếp cận được tầng trệt nơi có nhiều nạn nhân gặp nạn nhất. Trong lúc khảo sát con tàu đã một lần dựng ngược dưới lòng sông khiến các chiến sĩ phải bơi “trồi” lên mặt nước, liệu con tàu còn dở chứng nào khác khi các tổ lặn bắt đầu tiếp cận! Con tàu đang nằm giữa sông Sài Gòn ở độ sâu hơn 20m, nghiêng bên trái, các cửa sổ đều đóng kín. Ở đầu và đuôi tàu, các vật dụng bàn ghế trên tàu lại chắn lối ra vào nên cán bộ, chiến sỹ không thể vào bên trong bằng hai lối này.

Cứu nạn

Trời càng về trưa càng nắng gắt, cuộc họp chớp nhoáng  trên ca nô và phương án là phá cửa sổ tàu để vào bên trong. Tầng hai con tàu được khai thông nhưng hàng giờ lặn mò trong khoang này không phát hiện được thi thể nào.

Giữa trưa, con nước chảy nhẹ, công tác tìm kiếm 16 nạn nhân được triển khai ngay. Tổ lặn đầu tiên của đợt lặn thứ hai do Trung tá Nguyễn Văn Công (Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ dưới nước) và Trung úy Huỳnh Văn Tuấn – (Phó Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ khác) xác định phải vào được tầng trệt của con tàu. Do các cửa sổ con tàu đóng kín nên phương án phá cửa sổ các khoang được chấp nhận. Trung tá Công, Trung uý Tuấn, Trung uý Thành, Thượng sỹ Thiện  nhanh chóng triển khai phá cửa sổ tàu.

Trung úy Huỳnh Văn Tuấn thuật lại: “Sau gần 15 phút, cánh cửa mới bung ra. Trong bóng tối nhóm lặn mò mẫm theo cảm giác và bị các vật dụng sinh hoạt như bàn ghế, quạt điện, chén, tủ… gây cản trở lối vào. Vừa tìm nạn nhân vừa chuyển đồ vật ra ngoài tạo lối thông thoáng. Khi tiếp cận được khoang tàu, một số chiến sĩ bị xây xát và chóng mặt bởi dòng nước xoáy”.

Trung úy Nguyễn Chí Thành xúc động, trong lúc mò mẫm dưới lớp bùn đất thì tổ lặn phát hiện xác chết đầu tiên và kéo tay nạn nhân để đưa ra khỏi mặt nước nhưng dường như có một thứ gì đó cố níu kéo lại. Sau khi tìm nguyên nhân, anh em trong tổ phát hiện thi thể một người lớn và một trẻ em trong tư thế ôm chặt lấy nhau. “Hình  ảnh hai mẹ con trong tư thế giữ chặt nhau đã in sâu vào tâm trí của những CBCS làm công tác lặn mò tìm nạn nhân. Chúng tôi không kìm được cảm xúc, lòng quặn thắt và phải cố lắm mới gỡ được hai mẹ con ra đưa vào bờ” – Trung úy Thành  xúc động.

13h các thi thể nạn nhân được xác định bị bùn vùi lấp lên trên gây khó khăn cho công tác mò, tìm nhưng với quyết tâm cao, sau 45 phút, 9 thi thể được đưa lên khỏi mặt nước. Tiếng khóc của gia đình nạn nhân bao trùm cả khúc sông Sài Gòn vốn dĩ vắng lặng này.

Bất ngờ, sợi dây neo con tàu gặp nạn bị bung do nước chảy quá xiết. 9 nạn nhân đã được đưa vào bờ, số nạn nhân còn lại vẫn còn trong khoang tàu, nước chảy mạnh như thế này, khả năng những nạn nhân còn lại sẽ bị trôi ra ngoài. Nhưng nếu lúc này cố đưa đội cứu hộ xuống đưa thi thể các nạn nhân lên rõ ràng là rất nguy hiểm. Công tác lặn mò thi thể dừng lại. Người đầu tiên xác định điểm cột dây vị trí vào khoang tàu nên Đội trưởng Nguyễn Văn Công tiếp tục lặn xuống con tàu cột lại dây điểm vào khoang. Con nước bắt đầu lặng, tổ cứu hộ gồm 5 đồng chí tiếp tục công tác đưa thi thể các nạn nhân lên. Hơn 2 giờ lặn mò, 6 thi thể tiếp tục được đưa lên bờ.

Cả đội mệt nhoài. Những chiến sĩ mới được tăng cường thêm cũng thở không ra hơi nhưng khi dò xét danh sách những người mất tích, cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi) vẫn chưa được tìm thấy. Người mẹ trẻ ôm đứa con gái vào lòng, ánh mặt vô vọng như cầu khẩn, mong mỏi được tìm thấy con trai mình tiếp thêm động lực để lực lượng lao xuống lòng sông chui vào con tàu lặn mò tìm kiếm.

“Nước triều lên, con tàu hết nghiêng trái rồi nghiêng phải, nếu cố gắng mò tìm thì ngay cả các chiến sĩ lặn cũng bị kẹt bên trong. Dù rất đau lòng nhưng công tác tìm kiếm cũng phải dừng lại!” – Trung úy Tuấn diễn tả lại hình ảnh các chiến sĩ gặp nguy hiểm lúc tìm cháu Khánh.

Những ngày qua các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân, giải quyết hậu quả sau vụ đắm tàu Dìn Ký, còn đối với những người lính cứu hộ, hình ảnh những nạn nhân trong vụ đắm tàu này không thể lãng quên trong tâm trí họ. Tiếp tục với công việc rèn luyện hằng ngày, tiếp tục với những chuyến công tác lặn mò với bao sự hy sinh thầm lặng, chúng tôi hiểu để làm được điều này cái “Tâm” trách nhiệm của họ thật sáng. Những năm qua, điều kiện để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã được quan tâm để các chiến sĩ có điều kiện tốt trong công tác tìm kiếm.

Trong buổi lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ông Lê Minh Trí cho rằng, việc hỗ trợ tỉnh Bình Dương cứu hộ và đưa 15 thi thể nạn nhân lên bờ của lực lượng Phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP HCM là rất tốt. Tuy nhiên khi so sánh lực lượng cứu hộ của ta và các nước bạn chúng ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

“Để có những trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng như quỹ đất để xây dựng trung tâm cứu hộ, Sở Cảnh sát PCCC TP HCM cần nhanh chóng đề xuất phương án với UBND TP. Có như vậy, công tác cứu hộ cứu nạn mới kịp thời hơn, nhanh chóng hơn và giảm thiểu nỗi mất mát về tài sản và con người! – ông Trí nhấn mạnh.

Mong rằng sự quan tâm của UBND TP sẽ là động lực để các chiến sĩ cứu hộ nối tiếp kinh nghiệm của những người đi trước và có trong tay những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác cứu hộ tốt hơn, mất mát sẽ giảm đi nhiều hơn. Chúng tôi tin là vậy!

Minh Đức


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Công an nhân dân: Quản lý tốt cán bộ chiến sĩ, xử lý nghiêm vi phạm

0 nhận xét

Trên mỗi mặt trận công tác, chiến đấu, người chiến sỹ Công an luôn phải đối mặt với những cám dỗ. Trong mỗi tình huống làm việc, sự tính toán vụ lợi có thể sẽ bất ngờ xuất hiện nếu người chiến sỹ Công an không có bản lĩnh. Mỗi vụ việc vi phạm của CBCS Công an, từ thái độ ứng xử đối với nhân dân cho đến vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát hay hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong quá trình điều tra vụ án… tất cả đều phải xử lý nghiêm khắc.

Tố cáo liên quan đến CBCS – xử lý kịp thời

Cách đây một thời gian, có một công dân trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi đơn khiếu nại lên Giám đốc Công an tỉnh. Nội dung khiếu nại việc Công an huyện xử phạt hành chính hai triệu đồng về hành vi ông ở lại nước ngoài quá thời hạn, thu hộ chiếu, hộ khẩu của ông là sai pháp luật. Ngay sau khi nhận đơn, Giám đốc Công an tỉnh đã giao cho các đơn vị chức năng Công an tỉnh thẩm tra, xác minh, đồng thời trao đổi với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an làm sáng tỏ sự việc.

Thanh tra Bộ Công an tổ chức khen thưởng cán bộ có thành tích.

Tài liệu thu được cho thấy, công dân này được cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh có giá trị 180 ngày để thăm thân nhân tại nước Đức. Sau một tháng kể từ khi cấp visa, ông mới xuất cảnh. Quá trình thăm thân nhân tại nước ngoài, ba năm liên tục sau đó ông đều được Sở Di trú Đức gia hạn cho phép ông ở lại để làm việc. Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng gia hạn hộ chiếu và cấp thị thực nhập cảnh cho ông theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, ông về nước đúng hạn nhưng bị Công an huyện phạt hành chính, thu giữ hộ chiếu, hộ khẩu.

Căn cứ kết quả xác minh, Giám đốc Công an tỉnh đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, công nhận nội dung công dân trên khiếu nại là đúng. Đồng thời hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính với ông, hoàn trả toàn bộ giấy tờ.

Vụ việc trên cho thấy, do thiếu sâu sát trong công việc nên cán bộ được giao nhiệm vụ đưa ra cách xử lý thiếu chính xác. Nhưng điều đang ghi nhận là tinh thần trách nhiệm của đơn vị Thanh tra, Xuất nhập cảnh đã giải quyết kịp thời khiếu nại, trả lại quyền lợi chính đáng cho công dân. Thái độ tích cực đó đã lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Công an địa phương.

Phòng tiếp công dân của Bộ Công an nằm tại cơ quan Thanh tra CAND. Thượng tá Vũ Thanh Dư là cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, Đại tá Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng Tiếp dân và đồng chí Phó phòng cùng tham gia tiếp công dân.

Thượng tá Dư cho biết, có những công dân đến đây mang theo tâm trạng bức xúc về thái độ, hành vi của CBCS giải quyết vụ việc liên quan trực tiếp đến họ. Có thể kể điển hình như những vụ chiến sỹ Công an trẻ đặt thẻ ngành để vay tiền, hay như vụ Cảnh sát giao thông đòi hối lộ… Những trường hợp đó, cán bộ tiếp nhận đơn thư phải xử lý ngay, báo cáo lãnh đạo rồi chuyển cho đơn vị có thẩm quyền để xác minh, làm rõ sự thật.

Thượng tá Dư cho chúng tôi xem một số bài báo phản ánh về dấu hiệu vi phạm của CBCS trong lực lượng Công an. Lĩnh vực phản ánh khá rộng, trên nhiều địa bàn như: Công an một phường ở Hà Nội bắt giữ người trái pháp luật, thái độ tiếp xúc của đồng chí Trưởng Công an phường chưa đúng… Những sai phạm của CBCS có thể được cơ quan thanh tra thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều chung mục đích nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật và nghiêm khắc xử lý CBCS để xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh.

Từ công tác thanh tra, một số CBCS vi phạm đã bị xử lý nghiêm khắc, từ phê bình, nhắc nhở cho đến giáng cấp, hạ bậc sao, cho ra khỏi ngành… Thế nhưng, cũng không ít trường hợp tố cáo sai sự thật, tố cáo không đúng thẩm quyền, qua công tác thanh tra cũng lấy lại sự trong sạch cho CBCS Công an.

Tăng cường công tác quản lý cán bộ

Thiếu tướng Nguyễn Thế Báu, Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm giữ gìn ANTT là nhiệm vụ nòng cốt. Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, việc xây dựng lực lượng Công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tạo hình ảnh đẹp về người chiến sỹ CAND trong lòng nhân dân, khắc phụ triệt để những tồn tại, thiếu sót đặt ra như một yêu cầu cấp bách. Thông qua cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” nhằm mục đích làm chuyển biến sâu sắc, mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của cấp ủy, lãnh đạo Công an các cấp cũng như toàn bộ CBCS CAND đối với yêu cầu xây dựng lực lượng CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương, văn hóa.

Đặc biệt là nêu cao tinh thần, ý thức phục vụ nhân dân, mà trước hết là chấp hành nghiêm túc chỉ thị, mệnh lệnh, chương trình, kế hoạch, quy trình công tác, xây dựng tư thế lễ tiết, tác phong chính quy, nếp sống văn hóa, nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của mỗi CBCS. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác, tiêu cực tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống”.

Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, Thanh tra CAND cũng đã triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”.

Đại tá Nguyễn Duy Hòa, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an cho biết, sau khi có Kế hoạch số 30 của Bộ Công an về cuộc vận động, lãnh đạo đơn vị đã họp thống nhất nội dung, hình thức xây dựng, tổ chức cuộc vận động để tạo ra một không khí mới.

Trong toàn lực lượng Công an, khó tránh khỏi một số cá nhân vi phạm điều lệnh của ngành, thậm chí là vi phạm pháp luật. Nhưng, dẫu ở cương vị nào thì người CBCS Công an sai phạm cũng sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Chủ động phòng ngừa vi phạm là biện pháp hiệu quả, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất trong kế hoạch thực hiện cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” ở mỗi đơn vị, địa phương. Người dân có thể phản ánh những vấn đề liên quan đến tình hình an ninh trật tự, vi phạm của CBCS trong quá trình công tác về số điện thoại thường trực tiếp dân của Bộ Công an: 069.43254.


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc PVN

0 nhận xét

Ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo về việc ngày 26/5, tàu Hải giám của Trung Quốc đã cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) khi tàu Bình Minh 02 đang khảo sát địa chấn trong thềm lục địa của Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: Khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước phát biểu ngày 28/5/2011 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng “Việc phía Việt Nam tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý đã làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề “Nam Hải”… “Hành động mà cơ quan chủ quản của phía Trung Quốc áp dụng hoàn toàn là hoạt động giám sát và chấp pháp trên biển trong vùng biển do Trung Quốc quản lý. Phía Trung Quốc luôn nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định “Nam Hải”", Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Việt Nam bác bỏ phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/5 về vấn đề này. Cần làm rõ một số điểm như sau. Thứ nhất, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực “do Trung Quốc quản lý”. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp. Thứ hai, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Thứ ba, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.

Vị trí các tàu hải giám Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam và cắt cáp của tàu Bình Minh 02.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc ở biển Đông và gần đây Trung Quốc có một loạt va chạm với Việt Nam và cả Philippines, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định:”Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên. Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc lãnh đạo Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố “Trung Quốc chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp”, “dù lớn mạnh cũng không xưng bá”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Chúng tôi mong rằng Trung Quốc sẽ thể hiện vai trò có trách nhiệm của một nước lớn, thực hiện đúng tinh thần tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc”.

Cũng tại cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu, Phó Tổng Giám đốc PVN đã thông báo diễn biến sự việc tàu Bình Minh 02 của PVN bị 3 tàu Hải giám của Trung Quốc cản phá, đe dọa, cắt cáp thăm dò tại vị trí: 12o48’25″ Bắc và 111o26’48″ Đông, cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) 116 hải lý.

Ông Đỗ Văn Hậu khẳng định: Khu vực khảo sát nằm rất sâu trong thềm lục địa của Việt Nam; PVN đã tiến hành khảo sát nhiều lần và hoạt động khảo sát của tàu Bình Minh 02 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là hết sức bình thường. Việc cắt cáp là có chủ ý và đã được chuẩn bị từ trước, vì nếu không có thiết bị đặc biệt thì không thể cắt cáp ở độ sâu 30m. Sự việc này đã gây thiệt hại đáng kể và cản trở hoạt động của PVN. Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc để thay thế, sửa chữa thiết bị. Tuy nhiên, đến nay, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động bình thường

PV


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →