Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thăm hỏi 3 CSHS quận Hai Bà Trưng bị thương khi làm nhiệm vụ

0 nhận xét

Sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc hiệu quả, 13h chiều 11/7, ca phẫu thuật ghép các mảnh xương đùi trái bị gẫy, vỡ cho đồng chí Đặng Việt Quảng, Đội phó Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do các y, bác sĩ Bệnh viện Việt – Đức thực hiện mới hoàn thành, anh Quảng được đưa ra khỏi phòng mổ trong tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Bên cạnh anh, đồng đội, người vợ trẻ cùng những người thân khác thở phào nhẹ nhõm khi thấy anh đã tỉnh, cười nhẹ với mọi người. Anh Quảng là một trong 3 cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng bị các đối tượng côn đồ hành hung, gây thương tích khi các anh đang làm nhiệm vụ.

0h45 ngày 10/7, nhận được tin báo tại số nhà 124 Hồng Mai đang xảy ra vụ một số đối tượng côn đồ dùng dao, kiếm hành hung nhiều người, gây rối trật tự công cộng, tổ công tác của Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và Công an phường Bạch Mai đã đến ngay hiện trường để giải quyết. Thấy lực lượng chức năng, các đối tượng gây án lập tức bỏ đi, hiện trường xáo động, nạn nhân là anh Nguyễn Công Đức Thanh, ở 124 Hồng Mai bị thương tích nặng đang nằm gục trong nhà.

Một tổ công tác phối hợp với gia đình đưa anh Thanh đi cấp cứu; một tổ ở lại thu thập tài liệu, điều tra, truy xét đối tượng thì bất ngờ, một nhóm khoảng hơn 10 tên rất côn đồ, hung hãn lao đến tiếp tục truy sát những người liên quan. Tổ công tác nhận định đây chính là nhóm đối tượng vừa tham gia gây án nên đồng chí Đặng Việt Quảng đã rút thẻ Công an, xưng danh là Đội phó Cảnh sát hình sự. Bất ngờ, đối tượng lái xe tăng ga, điều khiển xe ôtô tông thẳng vào anh Quảng, đẩy anh ép vào bức tường nhà 71 Hồng Mai. Anh Quảng nhanh trí nhảy lên, bởi vậy chỉ bị gãy nát đùi trái nếu không tai họa sẽ khó lường.

Cùng với việc tông xe vào anh Quảng, các đối tượng khác tiếp tục dùng hung khí chém người nhà anh Thanh. Để bảo vệ những người dân vô tội, đồng chí Nguyễn Đình Phương và Vũ Thái Sơn đã dũng cảm ngăn chặn hành vi côn đồ, hung hãn của chúng. Thấy thế, các đối tượng đã quay sang tấn công các anh, dùng dao kiếm chém tới tấp vào anh Phương và anh Sơn. Mặc dù đỡ được nhiều ngón đòn hiểm, nhưng anh Sơn vẫn bị chúng tấn công làm gãy xương má trái và xương đòn vai trái, anh Phương bị rạn xương cẳng tay phải.

Biểu dương tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, chiều 11/7, Đại tá Nguyễn Văn Thái, Trưởng ban Thời sự – Chính trị và Nghiệp vụ, dẫn đầu đoàn công tác của Báo CAND đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các đồng chí bị thương. Cũng nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Công an Hà Nội thay mặt Ban Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi, tặng quà 3 cán bộ bị thương.

canh sat hinh su

Đại tá Nguyễn Văn Thái, Trưởng Ban Thời sự, Chính trị và Nghiệp vụ - Báo CAND cùng Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc CATP Hà Nội thăm và tặng quà đồng chí Đặng Việt Quảng.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, đồng chí Vũ Thái Sơn vẫn phải nằm trong phòng hồi sức, cần chế độ chăm sóc đặc biệt do mất nhiều máu, lại trải qua ca phẫu thuật. Tuy nhiên, sức trẻ khiến anh nhanh chóng hồi phục. Đại tá Nguyễn Văn Thái đã hỏi thăm, động viên, đồng thời trao tặng số tiền 2 triệu đồng của Báo CAND cho Sơn.

Vòng vèo qua nhiều con  ngõ ở phường Vĩnh Tuy, đoàn công tác đến được nhà đồng chí Nguyễn Đình Phương. Tặng đồng chí Phương 1 triệu đồng là quà của Báo CAND, Đại tá Nguyễn Văn Thái mong anh Phương chóng bình phục để tiếp tục công việc của mình.

Nặng nhất là Đại úy Đặng Việt Quảng bởi vết thương dập đùi trái khiến anh không những mất nhiều máu mà cần có thời gian mới hồi phục lại. Anh Quảng vốn là cán bộ của Phòng Cảnh sát hình sự, xung phong đi tăng cường cơ sở và mới nhận chức Đội  phó Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng được vài tháng nay.

Chiều 11/7, Thượng tá Đàm Thanh Thế, Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, cơ quan Công an đã điều tra, xác minh làm rõ một số đối tượng liên quan và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, truy bắt các đối tượng còn lại

Phương Thủy


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Con đường “Nam quốc sơn hà” kỳ 2: Cuộc ra quân “nhớ đời”

0 nhận xét

Nhắc đến những ngày đầu gian khó mở đường, không thể không kể đến chuyến hành quân đầu tiên mà các giám đốc, kỹ sư trẻ đã gọi vui là “một giấc mơ kinh hoàng”. Đó là một ngày mùa thu năm 2007, họ từ thành phố, đồng bằng lần đầu tới Tây Nguyên để nhận tuyến đường mình sẽ làm. Trước đó, hầu hết anh em đều mới chỉ biết về Trường Sơn qua sách báo, phim ảnh…

Cuộc ra quân đầu tiên

Quyết định của Thủ tướng ban hành tháng 3-2007 nhưng phải đến gần nửa năm sau, các thủ tục pháp lý cho việc triển khai con đường vẫn chưa xong, dù đã qua tới 69 lần phê duyệt. Lúc này, Thiếu tướng Hoàng Kiền được điều động về làm Giám đốc Ban Quản lý dự án 47. Ông nóng ruột không chịu ngồi chờ thủ tục. Tiền trái phiếu là tiền vay của dân, chậm ngày nào, thiệt cho ngân sách ngày đó. Phải “vừa làm vừa báo cáo” thôi! Một ngày mùa thu năm 2007, ông quyết định: Triệu tập các nhà thầu vào ngay Tây Nguyên nhận tuyến. Trong tổng số 18 đơn vị công binh và 60 doanh nghiệp quân đội làm đường tuần tra biên giới, có tới hơn 40 đơn vị ra quân lần đầu trên các cánh rừng Tây Nguyên.

“Ra quân ư? Chúng tôi phấn chấn vì nhiệm vụ vẻ vang và các gói thầu đều có giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm lớn”- Anh Nguyễn Trọng Nguyện, Chỉ huy trưởng Công trường khu vực Dục Nông (Kon Tum) của Công ty Hương Giang (Binh đoàn Hương Giang) nhớ về những ngày đầu gian khó.

Không riêng gì Nguyện, hàng trăm giám đốc, phó giám đốc, chỉ huy trưởng công trường, kỹ sư… đều háo hức, kẻ lên xe con, người đáp máy bay vào ngay Tây Nguyên. Địa điểm tập kết của đoàn là Nhà khách Binh đoàn Tây Nguyên nằm giữa thành phố Plei-cu. Nguyện cùng anh Chung, giám đốc và vài kỹ sư khác nhảy lên chiếc Land Cuirser dã chiến, phóng một mạch từ Hà Nội vào Gia Lai. Nghe nói đến núi rừng, bản tính vốn lo xa, Nguyện xếp cả lên xe một thùng mì ăn liền và một cái bếp ga du lịch. Ai cũng bảo anh “hâm”, “tích cốc phòng cơ” không cần thiết giữa thời buổi kinh tế thị trường. Kệ! Nguyện cứ đưa hết lên xe. Chẳng dùng thì lại chở về!

kon tum

Các kỹ sư trẻ và Đại tá Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Công ty 789 (người ngồi hàng sau, cầm gậy) trong lần đi nhận tuyến năm 2007, tại Ia Lân (Kon Tum). Ảnh: Đức Thuận.

Nhà khách Binh đoàn Tây Nguyên vui như mở hội. Xe con đỗ chật sân. Cà phê Trung Nguyên thơm ngào ngạt. Các giám đốc, kỹ sư tươi cười hớn hở. “Nghiêm! Chỉnh đốn trang phục…” – khẩu lệnh của vị tướng người xương xương, dáng đi thoăn thoắt khiến ai nấy giật mình. Một cuộc họp diễn ra với những tình huống trắc nghiệm:

- Anh em, có anh nào đã qua chiến tranh chống Mỹ, giơ tay?

Nhìn mãi cả hội trường, chỉ có một người, anh Trọng – Đoàn trưởng 728 (Binh đoàn 16), vốn là bộ đội đặc công đánh Mỹ.

- Anh em nào đã có kinh nghiệm mở đường giữa rừng đại ngàn Trường Sơn?

Lác đác vài cánh tay giơ lên cho biết đã tham gia làm đường Trường Sơn Đông, đường vành đai biên giới cũ.

- Nếu đi trong rừng gặp vắt thì phải làm gì?

Lắc đầu.

- Nếu gặp rắn lục, xử trí ra sao?

- Nếu đi trong rừng hết nước uống, thức ăn thì làm gì?

Lại lắc đầu và… lắc đầu.

Thế là mất cả một ngày trời để cuộc họp triển khai nhiệm vụ trở thành một cuộc tập huấn kinh nghiệm đi rừng. Thiếu tướng Hoàng Kiền trở thành giáo viên bất đắc dĩ, truyền thụ tỉ mỉ, hướng dẫn từ cách mắc tăng, võng đến cách xử trí khi gặp thú dữ, lạc rừng…

Bốn giờ sáng. Một hồi còi réo vang trong sân nhà khách. Sau bữa sáng nhanh gọn với mì ăn liền, mệnh lệnh hành quân được hạ đạt uy nghiêm như lên đường chiến đấu. Hàng trăm giám đốc, kỹ sư trẻ hàng ngũ chỉnh tề, ba lô, tăng võng đầy đủ lên đường, nhằm hướng những cánh rừng Tây Nguyên xa hút.

Nhóm của Nguyện tới cánh rừng Dục Nông, huyện Đắk Glây (Kon Tum) khi đã xế trưa. Nhìn rừng núi bạt ngàn, toàn cây cổ thụ và dây leo chằng chịt, anh bàn với nhóm của Công ty ACC đi…chung cho đỡ… “sợ”. Gửi xe ô tô ở Đồn biên phòng 673, hai đoàn lên đường với quyết tâm: “Sáng đi, chiều về”. Họ còn đặt cỗ, nhờ đồn biên phòng sắp giúp để chiều về ăn mừng thắng lợi.

Đòn cân não người chỉ huy

Dẫn đầu nhóm của Binh đoàn 12, với kinh nghiệm đi rừng Trường Sơn từ những năm chiến tranh, Thiếu tướng Hoàng Kiền giao tuyến xong khá sớm, quay ra dùng bữa tối tại thị trấn Đắc Glây. Ông tranh thủ liên hệ điện thoại với các đơn vị. Hầu hết các đơn vị đều hoàn thành, chỉ còn hai nhóm của Công ty Hương Giang và Công ty 36 vẫn chưa liên lạc được. Vị tướng mặt dần tái đi vì lo lắng.

21 giờ, vẫn chưa thấy tăm hơi hai nhóm đâu. Ở Đồn biên phòng 673, các mâm đầy ắp thức ăn nhưng không ai ăn. Tất cả kéo nhau vào rừng tìm kiếm suốt đêm nhưng không thấy tăm hơi. Anh em biên phòng nhận định, có lẽ đoàn đã lạc sang rừng nước bạn Lào. Mà rừng nước bạn còn rậm rịt, hoang vắng, còn cả hổ, báo, thú dữ, chẳng biết điều gì xảy ra. Anh Chung, Giám đốc Công ty Hương Giang bật khóc vì lo lắng. Trong số cán bộ đi nhận tuyến, có người em ruột của Chung…

Cả ngày hôm sau, các cuộc tìm kiếm vẫn không cho thấy kết quả gì…

Lại thêm một đêm nữa, Thiếu tướng Hoàng Kiền không ngủ được. Đã hướng dẫn tỉ mỉ thế, sao anh em lại lạc rừng? Hay sự cố xấu nhất xảy ra? Họ gặp thú dữ ăn thịt hay tai nạn đá rơi, trượt xuống vực? Nếu anh em có mệnh hệ gì, tuyến đường chưa mở mà một lúc mất cả chục cán bộ, biết ăn nói sao với thủ trưởng Bộ Quốc phòng, với Thủ tướng?

duong bien gioi

Trên đường tuần tra biên giới, những người lính làm việc suốt đêm. Ảnh: Vũ Quang Thái

Trở lại với chuyến đi của Nguyện và anh em. Họ lội bộ vào rừng, càng đi rừng núi càng chênh vênh, trơn trượt, âm u, ẩm ướt. Nhiều chỗ phải nắm dây leo mà đu. Không ai bảo ai, họ bắt đầu vứt bớt đồ đạc cho đỡ nặng. Có anh chàng dùng chiếc thắt lưng da cá sấu còn mới cũng cởi ra…vứt! Càng vào sâu, rừng càng ẩm, vắt ra càng nhiều. Chúng bò lổm ngổm trên lá, tinh ranh chui vào chân, vào cổ, vào nách làm cánh lính trẻ kinh hoàng. “May mà hôm đó không gặp rắn! Sau này ở lại làm đường, chúng tôi mới biết vùng Dục Nông này rất nhiều rắn xanh” – anh Nguyện kể. Có cậu lái xe của Công ty ACC bị rắn chui vào ba-lô, lúc về mở ba-lô lấy quần áo thì bị rắn đớp, may mà đi cấp cứu kịp thời. Còn ở đơn vị Nguyện, có đêm mưa, anh Bắc cấp dưỡng dậy sớm nấu ăn cho anh em, anh quờ phải thứ gì bùng nhùng cạnh bao gạo, bực mình lẩm bẩm:

- Ai sửa xe, sửa máy gì mà cẩu thả vứt cả dây cu-roa vào bếp thế này?

Anh cáu tiết quay “sợi dây cu-roa” vào chỗ gần bếp lửa thì sợi dây cu-roa bỗng… biết đi. Trời ơi! Một con rắn lục đang ngóc đầu lên, thao láo nhìn anh.

Sau những chuyện kinh hoàng ấy, mỗi lần công trường di dời đến đâu, Nguyện đều phải mua hàng bó dây cao su phát cho anh em, đề phòng rắn cắn còn ga-rô kịp thời.

Trở lại với cuộc hành quân, đi, đi mãi vẫn chỉ thấy rừng mù mịt, Nguyện lo lắng hỏi Tuấn, người của đơn vị khảo sát:

- Cậu khảo sát trước thế nào mà đi hoài chẳng thấy đường. Xem lại kẻo lạc đấy!

Lúc này máy định vị GPS mới được Tuấn mở ra xem vì sợ hết pin. Dù sóng rất chập chờn nhưng máy cũng đủ báo đoàn đang lạc sang nước bạn Lào. Tất cả hoảng hốt tìm đường quay về. Rừng chiều sụp tối rất nhanh. Chỉ còn tiếng nai, tiếng hoẵng và những âm thanh kì dị của rừng đêm. Những chai nước cuối cùng đã cạn. Những chiếc đèn pin cuối cùng rồi cũng hết pin. Cả đoàn đành dừng chân. Khát khô cổ. Đói cồn cào. Bây giờ, họ mới ân hận vì sao nỡ ném nước, ném lương khô đi. May mà Nguyện còn nhớ lời tướng Hoàng Kiền dặn hôm qua. Nếu hết nước uống, cứ tìm cây bương (tre rừng), chặt ra, bên trong sẽ có nước uống được. Về cái ăn, lúc này thùng mì ăn liền và cái bếp ga Nguyện mang theo thật là quý hơn vàng. Chặt từng cây bương, nấu từng bát nước, cả nhóm cũng được mỗi người một bát mì lót dạ. Ăn xong, cả nhóm tìm cây cối, mắc võng sát nhau, không dám đốt lửa vì sợ rắn, thú dữ tìm về. Cả nhóm ai nấy trùm kín tăng, áo mưa, đi nguyên giày nằm co ro trên võng. Đêm rừng khuya hoang vắng, thi thoảng lại nghe tiếng sột soạt, lạo xạo nửa giống bước chân người, nửa giống bước chân thú đi trên lá. Nhiều anh thú nhận buồn đi tiểu nhưng không dám dậy vì sợ đụng rắn…

Một đêm nặng nề rồi cũng trôi qua.

Sáng hôm sau, cả nhóm lên đường, lại xuyên rừng đi ra. Họ đi mãi, đi mãi đến quá trưa thì cậu Tuấn reo lên:

- Nương lúa Việt Nam các anh ơi!

- Sao cậu biết là nương Việt Nam?

- Nương nhiều lúa, rộng và dài thế kia là bên Việt Nam mình rồi. Bà con bên Lào không có nương lớn thế.

Nghe Tuấn lý giải, cả nhóm reo lên sung sướng. Chiều hôm ấy thì họ tìm ra tuyến đường theo đúng bản đồ thiết kế rồi tìm vào được một bản gần đó. Có dân là có tất cả. Anh em nhờ trưởng bản nấu giúp một bữa cơm. Buổi tối thứ hai sau bữa cơm ngon tuyệt vời, cả nhóm đánh một giấc say như chết, chưa thể liên lạc về vì nơi này chưa có điện thoại. Mãi đến chiều hôm sau, họ mới tìm về tới Đồn biên phòng 673 trong niềm vui sướng vỡ òa của mọi người. Anh Chung ôm lấy anh em, nước mắt rưng rưng.

Nhóm của Công ty 36 (Binh đoàn 11) bị lạc rừng vì một lý do thật đơn giản. Cấp trên đã dặn dò đi rừng tới đâu phải phát cây đánh dấu tới đó nhưng rồi họ lại ngại. Để rồi, càng đi vào sâu, càng mất dấu. Hai đêm, mấy chàng lính trẻ “gà tồ” được một trận nhớ đời. Chẳng có gì ăn ngoài gói lương khô mang theo, các chàng cầm cự ăn dè với uống nước ống bương. Đêm đầu tiên, cả nhóm ngồi đốt lửa thay nhau cảnh giới bốn phía, không anh nào dám ngủ vì sợ thú dữ “vồ”. Hai ngày sau, họ mới lần mò tìm được đường ra an toàn…

Những gian khổ ấy mới chỉ là một phần rất nhỏ so với những thử thách mà người lính mở đường phải đương đầu trong những năm tháng sau đó…

PV.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Đô đốc Mike Mullen công du Trung Quốc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông

0 nhận xét

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, ngày 10-7 đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc. Chuyến đi diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Mục đích chung của hai chuyến đi đều hướng đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông.

mike mullen

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Mỹ – Trung cùng muốn có hòa bình

Đô đốc Mullen là vị Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đầu tiên viếng thăm Trung Quốc từ năm 2007 tới nay. Dự kiến, ông sẽ hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và hội kiến với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.

Ông Mullen cũng sẽ thăm các binh chủng không quân, lục quân, hải quân và đơn vị pháo binh số 2 ở Bắc Kinh. Ông còn có bài phát biểu trước sinh viên tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Mục tiêu chuyến đi của Đô đốc Mullen nhằm thúc đẩy đối thoại an ninh Mỹ -Trung.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi Brunei thuộc khu vực biển Đông cùng với các đồng minh Nhật Bản và Australia. Để xoa dịu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, cuộc tập trận tại biển Đông lần này chỉ là ở “quy mô nhỏ”.

Phát biểu với các phóng viên trước khi gặp các quan chức Trung Quốc, ông Mullen nói quan hệ giữa hai nước – “những cường quốc Thái Bình Dương” – rất quan trọng. Ông nói thêm rằng hai bên cần làm việc nhiều hơn nữa về tính minh bạch và độ tin cậy về chiến lược. Đô đốc Mullen nói: “Sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực đã trở nên quan trọng cho các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như vậy”. Về các tranh chấp trên biển Đông, ông Mullen nói: “Chúng tôi chủ trương ủng hộ mạnh mẽ biện pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng”.

Cũng nhân chuyến thăm này, tờ China Daily có bài viết cho rằng chuyến thăm của ông Mullen gửi một thông điệp tích cực với thế giới. Trung Quốc và Mỹ phải hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Để duy trì phát triển bền vững, hai nước cần phải tôn trọng lẫn nhau đối với các lợi ích cốt lõi cũng như quan tâm chính của mỗi nước. Hai nước cần xử lý đúng đắn những bất đồng và các vấn đề nhạy cảm, tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược cũng như mở rộng lợi ích chung.

Trung Quốc – Philippines: Tuân thủ DOC

Chuyến thăm của Đô đốc Mỹ Mullen diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh. Trong bản Tuyên bố chung, hai Ngoại trưởng đồng ý là sẽ không để tranh chấp chủ quyền biển Đông ảnh hưởng đến “quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Philippines với Trung Quốc. Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Phủ Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng là sau bản tuyên bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Như vậy, sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên biển Đông, Philippines và Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhiệt.

Thông tin từ Phủ Tổng thống Philippines trước đó cũng cho biết Tổng thống Benigno Aquino sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 8 này.

Một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Mỹ không thể có chiến tranh với Trung Quốc do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.

Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu năm 2011 đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khánh Minh


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Cảnh sát giao thông “Đội cả trời nắng to” để thông đường mùa thi

0 nhận xét

Làm nhiệm vụ ở nơi công cộng nên mọi hoạt động của CSGT đều nằm trong tầm mắt của người dân. Thế nên từ hình thức bên ngoài đến lời nói, cử chỉ đều phải đúng mực. Tôi tin chắc rằng, hình ảnh các chiến sỹ CSGT Thủ đô “đội cả trời nắng to” để duy trì trật tự giao thông mùa thi hẳn cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các thí sinh khi về Hà Nội dự thi.

1. Bản tin thời tiết ngày 9/7 tiếp tục phát đi những thông tin về nắng nóng. Tông màu đỏ biểu thị nắng nóng trải rộng từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung khiến nhiều phụ huynh lo ngại. Giọng đọc truyền cảm của cô phát thanh viên kèm nhận định, tình hình thời tiết này bất lợi cho các thí sinh càng làm cho cái nắng nóng đỉnh điểm càng thêm… nóng. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 đợt thi của mùa tuyển sinh năm nay đều rơi vào những ngày nắng nóng.

Trận mưa rào tối 7/7 những tưởng đã cắt được cái nắng nóng trong ngày khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 43 độ C. Thế nhưng chỉ được nửa buổi sáng 8/7 là mát mẻ, còn sau đó ánh nắng lại trải dài trên khắp các con phố. Sáng 8/7 là buổi thí sinh làm thủ tục nên mật độ giao thông ngay từ sáng sớm đã lớn hơn ngày thường. So với thi đợt 1, đợt 2 này số lượng thí sinh ứng thi lớn hơn, tính chất phức tạp về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cũng được tiên lượng trước.

Trước đó, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đã có kế hoạch đảm bảo TTATGT cho mùa thi năm nay. Kết quả đợt thi 1, các thí sinh đi đến nơi, về đến chốn an toàn là kết quả của sự chuẩn bị từ trước và thực hiện đúng kế hoạch vạch ra. Duy trì thời khóa biểu trong mùa thi: 4h45′ có mặt tại đơn vị. 5h đứng chốt và luôn có mặt tại các điểm nút giao thông đến 22h là cách “dàn quân” của Phòng CSGT nhằm đảm bảo giao thông thông suốt từ cửa ngõ Thủ đô đến tận các điểm thi.

Thượng sỹ Nguyễn Quang Thảo, một chiến sỹ CSGT mới có thâm niên “đứng đường” chưa đầy một năm cho biết, làm việc tại một đơn vị lực lượng vũ trang, việc tuân thủ đúng giờ giấc là nguyên tắc bất di bất dịch. Chúng tôi đứng ở góc đường Nguyễn Xiển – Nguyễn Trãi hướng về Ngã Tư Sở chỉ một lúc nhưng mồ hôi ướt đầm đìa, mặt đỏ ửng. Thế mà 5 chiến sỹ CSGT làm nhiệm vụ tại đây suốt 4h liền.

Mà anh em nào chỉ đứng một chỗ, họ phải di chuyển liên tục quanh khu vực bùng binh “khủng” mà mỗi lần chỉ đi từ góc đường này sang góc đường kia thôi cũng đã mấy trăm mét. Đi lại, làm nhiệm vụ ở nơi chỉ có nắng và nắng, cái mũ cát – một phương tiện mới được trang bị cho CSGT một năm gần đây phát huy tác dụng rõ rệt. Đỉnh đầu được che đi cái nắng chiếu rọi thẳng vào nhưng khuôn mặt thì vẫn bị nắng táp.

Nắng nóng đã gây ra những khó khăn nhất định cho các chiến sỹ CSGT khi làm nhiệm vụ, những thiếu sót, hư hỏng của các thiết bị điều hành giao thông càng làm cho công việc của các anh thêm nặng nhọc. Tại ngã tư cầu Trắng (Hà Đông), gần một tháng năm đèn tín hiệu hỏng, ngành GTVT đang lắp đặt hệ thống mới. CSGT phải đứng ra làm đèn tín hiệu, bất kể vào giờ cao điểm hay “thấp điểm”.

Canh sat giao thong, pham minh chinh

CSGT "đội nắng" giữ gìn an toàn giao thông phục vụ ngày thi 9/7.

Lưu lượng xe từ đường 70 lên, từ Nguyễn Trãi, quốc lộ 6 xuống khiến cho mật độ luôn đông đúc nên không thể thiếu CSGT đứng ra làm nhịp đèn xanh, đèn đỏ được. Trong những ngày thi này, lượng thí sinh từ các huyện ngoại thành vào nội thành thi cũng rất lớn. Xe máy lại là phương tiện chủ lực, nếu không điều hành khéo dễ dẫn đến ùn tắc.

2. Nằm ở cửa ngõ Thủ đô, tình hình giao thông ở ngã ba Pháp Vân – Giải Phóng vào những ngày diễn ra kỳ thi đại học đợt 2 không căng thẳng như một số điểm giao thông trọng yếu ở nội thành. Ngày 6 và 7/7, khi lượng thí sinh đổ về Thủ đô lớn, Đội CSGT số 4 đã tăng cường quân số điều hành giao thông tại đây. Trưa 10/7, khi các thí sinh thi xong môn cuối cùng sẽ đổ ra bến xe để về quê nên kíp trực từ 10h -14h không được rời vị ví. Hết ngày 10-7, lượng thí sinh rời Hà Nội sẽ vơi dần và rồi kế hoạch đảm bảo giao thông cho đợt thi thứ 3 lại bắt đầu.

Tại ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn – Giải Phóng – Đào Duy Anh, chúng tôi gặp kíp trực gồm các đồng chí Nguyễn Gia Long, Nguyễn Viết Tráng và một sinh viên thực tập. Lúc đó là 10h30′ nhưng lưu lượng xe qua lại nút giao thông này vẫn rất lớn. Điều này khác với thường lệ bởi đây là giờ “thấp điểm”. Cũng là một ngã tư rộng, mật độ phương tiện giao thông lớn nhưng CBCS làm nhiệm vụ tại đây may mắn hơn đồng đội bám chốt Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi là còn được hưởng bóng mát của dãy cây xanh ở Trường Đại học Bách Khoa mỗi khi qua giờ cao điểm được rời vị trí đứng chốt ở trung tâm ngã tư.

Tại điểm thi Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Tự nhiên sáng 9/7, không có tình trạng phụ huynh đỗ xe bừa bãi ở làn đường dành cho xe bus. Phụ huynh chờ con được hướng dẫn gửi xe vào bãi xe của trường, để trên vỉa hè… Việc chú ý sắp xếp chỗ để xe ngay từ đầu đã ngăn chặn được nguy cơ gây ùn tắc cục bộ ở điểm thi có lượng thí sinh tham dự lớn vào bậc nhất ở khu vực quận Thanh Xuân.

3. Làm nhiệm vụ ở nơi công cộng nên mọi hoạt động của CSGT đều nằm trong tầm mắt của quần chúng nhân dân. Thế nên từ hình thức bên ngoài đến lời nói, cử chỉ đều phải đúng mực. Tôi tin chắc rằng, mỗi thí sinh khi về Hà Nội dự thi đều nhìn thấy CSGT đang làm nhiệm vụ. Hình ảnh các chiến sỹ CSGT Thủ đô “đội cả trời nắng to” để duy trì trật tự giao thông mùa thi hẳn cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các em.

Thiếu úy Nguyễn Ngọc Cường, Đội CSGT số 7 đang làm nhiệm vụ ở nút giao thông Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi: Vào ngày thường, CSGT có mặt tại các vị trí làm nhiệm vụ điều hành giao thông lúc 6h. Nhưng trong 9 ngày thi của 3 đợt thi đại học, cao đẳng, anh em phải bám đường sớm hơn 1h. Đây là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn ngay những nguy cơ ách tắc giao thông nếu có phát sinh. Việc thức khuya, dậy sớm, có mặt ở đơn vị đúng giờ điểm danh quân số, chào cờ, đứng chốt là kỷ luật được CBCS tuân thủ thành nếp. Thế nên dẫu trong những ngày thi, giờ làm việc sớm hơn thường lệ nhưng anh em vẫn thực hiện đều răm rắp. Điều này thể hiện tính kỷ cương, kỷ luật của đơn vị cũng như tác phong của từng CBCS.

Cao Hồng.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Đăng ký đầu tư gần 12 tỷ USD đầu tư vào Khu Kinh tế Vũng Áng

0 nhận xét

Chiều 10-7, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết sau 5 năm thành lập (12-7-2006 – 12-7-2011), KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh đã thu hút được 103 doanh nghiệp lớn (trong đó có 24 doanh nghiệp nước ngoài), với tổng số nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 12 tỷ USD.

vung ang

Phối cảnh Khu đô thị - thương mại - dịch vụ - nghỉ dưỡng - nhà ở cao cấp tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

KKT Vũng Áng có tổng diện tích gần 23.000ha, bao gồm 9 xã nằm ở phía Nam huyện Kỳ Anh, với hạt nhân phát triển là cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 – 35 vạn tấn. Một số dự án trọng điểm quốc gia KKT Vũng Áng đã hoàn thành, đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả như Tổng kho Xăng dầu – Dầu khí Vũng Áng, Tổng kho khí hóa lỏng Bắc Trung bộ, cảng Vũng Áng (cầu cảng số 1, số 2), cùng một số nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu…

Nhiều dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, 1,56 tỷ USD (1.200 MW), Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa của Tập đoàn Formosa – Đài Loan (Trung Quốc) với vốn đầu tư giai đoạn 1 7,9 tỷ USD, dự án Khách sạn năm sao – cao ốc văn phòng 78,6 triệu USD, Khu du lịch dịch vụ hồ Tàu Voi 70 triệu USD, dự án Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Vũng Áng 50 triệu USD…

Nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn đang hoàn chỉnh hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như nhà máy lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm (12,47 tỷ USD), nhà máy luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm của Công ty CP Sắt Thạch Khê, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2, công suất 1.200 MW…

D.Quang


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường: Đưa Việt – Mỹ trở thành đối tác chiến lược

0 nhận xét

Một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất trong nhiệm kỳ làm Đại sứ Việt Nam tại Mỹ là công tác đối với cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ. Đây là lời khẳng định của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường trong cuộc gặp gỡ các phóng viên Việt Nam tại Mỹ sau lễ trình thư ủy nhiệm lên Tổng thống Mỹ Barack Obama.

nguyen quoc cuong

Đại sứ Nguyễn Quốc Cường chụp ngày 7/7 tại Washington, ngày sau khi trình thư ủy nhiệm, ngay sau khi trình thư ủy nhiệm.

Đại sứ khẳng định, nhiệm vụ của ông cũng như đại sứ quán, bên cạnh việc duy trì đà phát triển trong quan hệ hai nước và đưa quan hệ hai nước lên một tầm phát triển mới, việc làm cầu nối đưa kiều bào ngày càng hướng về quê hương, đất nước là hết sức quan trọng.

Theo TTXVN, sắp tới, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường có kế hoạch đi thăm và làm việc tại nhiều bang khác nhau của Mỹ và trong chương trình luôn có phần làm việc, gặp gỡ với cộng đồng người Việt. Đại sứ nói rằng ông muốn lắng nghe tâm tư, tình cảm của bà con, đồng thời đây cũng là dịp để giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với bà con.

Mục tiêu quan trọng nhất của ông trong nhiệm kỳ này là góp phần đưa quan hệ Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược, vượt qua các rào cản như sự khác biệt giữa hai nước trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo… để quan hệ hai nước phát triển sâu rộng; đồng thời thiết lập được cơ chế đối thoại thường xuyên, trao đổi với nhau rất thẳng thắn để tăng cường hiểu biết về quan điểm, việc làm của mỗi bên về các điểm còn khác biệt này.

PV.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Trung tướng Tô Lâm dự kỷ niệm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân

0 nhận xét

Ngày 9/7, Công an TP Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân (ANND). Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự buổi lễ. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục đơn vị chức năng Bộ Công an.

Công an TP Hà Nội:

Ngay từ những ngày đầu chính quyền cách mạng về tay nhân dân, lực lượng ANND Công an Hà Nội đã dũng cảm, mưu trí sáng tạo chiến đấu, khám phá hàng loạt các tổ chức, đảng phái phản động; truy bắt, trấn áp hàng trăm tên tay sai, mật thám đầu sỏ phản cách mạng, bắt gần 300 đối tượng phản động. Qua 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng ANND Việt Nam nói chung và lực lượng ANND Công an Hà Nội nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng ANND Công an Hà Nội đã phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô…

Tại buổi Lễ, Trung tướng Tô Lâm đã trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 3 tập thể, 1 cá nhân; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân thuộc lực lượng ANND Công an Hà Nội có thành tích xuất sắc trong công tác.

to lam

Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tại lễ kỷ niệm của Công an TP Hà Nội.

Công an tỉnh Sơn La:

Ngày 8/7, Công an tỉnh Sơn La đã kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam (12-7-1946 – 12-7-2011). Dự lễ kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Ngọc Toa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, lực lượng An ninh nhân dân Sơn La lập được nhiều chiến công xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ nền an ninh quốc gia: một đơn vị và một cá nhân được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nhiều tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương, bằng khen của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Ngọc Toa đã ghi nhận những thành tích, chiến công của lực lượng An ninh nhân dân Sơn La trong 65 năm qua. Đồng chí nhấn mạnh, trong giai đoạn cách mạng mới, lực lượng an ninh nhân dân Sơn La phát huy truyền thống vẻ vang của ANND Việt Nam, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” gắn với việc học tập và thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ” nhằm xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, luôn xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, của nhân dân…

V.Hưng – M.Phong.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →