Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng
Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...
Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang
Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..
Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ
Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?
Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...
Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị
Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...
Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính làm việc với Ủy ban Tài Chính – Ngân sách của Quốc hội
Bí Thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Xây dựng
Bế mạc kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khoá XII
Ngày làm việc thứ hai Kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa XII
Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính nhận giải báo chí Quốc gia lần thứ VI
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính dự Lễ mít tinh kỷ niệm 87 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Đồng chí Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo TX Cẩm Phả
Đó là quan điểm chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính trong buổi làm việc với lãnh đạo TX Cẩm Phả ngày 18 – 11. Cùng tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng, các sở, ngành của tỉnh.
Theo báo cáo của lãnh đạo TX Cẩm Phả: Cơ cấu kinh tế của thị xã là công nghiệp – xây dựng; thương mai – dịch vụ; nông – lâm – thủy sản. Trong 10 tháng năm 2011, kinh tế thị xã tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá; nhiều ngành, nghề, lĩnh vực có sự chuyển biến tích cực. Năm 2011, được dự báo là năm thị xã có số thu cao nhất từ trước đến nay. Các hoạt động văn hoá, xã hội có nhiều tiến bộ, công tác đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục duy trì tốt, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
Hiện thị xã đang tích cực xây dựng Đề án thành lập thành phố công nghiệp, cảng biển theo chỉ đạo của tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên quá trình phát triển lên thành phố cũng đặt thị xã trước nhiều thách thức. Đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, quy hoạch chưa đồng bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém; công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường còn yếu…
Thị xã đề nghị tỉnh và các ngành liên quan làm việc với ngành than, điện, xi măng phối hợp chặt chẽ với thị xã tập trung giải quyết vấn đề môi trường; đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù cho thị xã để thực hiện Nghị quyết 06/NQ- TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng, phát triển TX Cẩm Phả đến năm 2015…
Sau khi nghe báo cáo, các đại biểu đã tham gia ý kiến, trong đó tập trung vào vấn đề môi trường; phát triển các khu công nghiệp phụ trợ về phía Đông thị xã; quy hoạch đô thị để giảm tải khu vực trung tâm; quy hoạch khu vực đổ thải khai thác khoáng sản; phát triển du lịch…
Đồng chí Đỗ Thông đã đưa ra một số giải pháp quan trọng để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho Cẩm Phả như: Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, cảng biển; huy động toàn dân tham gia chỉnh trang đô thị; phối hợp ngành Than trong công tác giải phóng mặt bằng…
Đồng chí Nguyễn Đức Long cho rằng vấn đề môi trường, an ninh trật tự là thách thức rất lớn đối với bước phát triển của Cẩm Phả. Thị xã cần có quy hoạch phát triển phía Nam theo hướng đô thị gắn với dịch vụ. Đặc biệt, cần quan tâm đến vấn đề quản lý đất đai, tài nguyên môi trường; cần thiết phải cho thanh tra toàn diện các dự án lấn biển ở đây…
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ ghi nhận sự nỗ lực của thị xã thời gian qua, đồng thời chỉ ra những hạn chế đặc biệt là việc giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường; trật tự an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị; thực hiện quy hoạch; quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản…
Theo đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, TX Cẩm Phả hội tụ nhiều điểm mạnh như có hệ thống giao thông kết nối với Hạ Long, Móng Cái; Vịnh Bái Tử Long cảnh quan đẹp; có truyền thống của giai cấp công nhân mỏ… Tuy nhiên, thách thức với Cẩm Phả không phải là nhỏ. Trong đó, vấn đề môi trường, đô thị phát triển bất cập; tư tưởng bao cấp vẫn đang tồn tại trong suy nghĩ, cách làm, tư duy của chính quyền, nhân dân; kinh tế phát triển phụ thuộc vào các khoản thuế, phí, lệ phí thu từ than; công nghiệp địa phương mỏng; hiệu quả đầu tư dàn trải, manh mún; sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chưa có chính sách thu hút đầu tư thông thoáng; đầu tư cho dịch vụ thương mại, cảng biển, du lịch chưa chú trọng; tiềm ẩn những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự rất lớn; bất hợp lý về vấn đề xã hội nhất là sử dụng đất đai, tài nguyên.
Về hướng phát triển, đồng chí Bí tư Tỉnh uỷ nhấn mạnh: Mục tiêu lớn nhất là xây dựng TX Cẩm Phả trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại có văn hoá; thực hiện cách mạng về tư duy trong giải quyết các vấn đề môi trường, thiết lập lại trật tự đô thị.
Về nhiệm vụ, đồng chí yêu cầu, thị xã cần nghiên cứu chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Huy động cả hệ thống chính trị lập lại trật tự đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; tập trung giải quyết các vấn đề môi trường. TX Cẩm Phả cần chú trọng đến phát triển du lịch biển; du lịch tâm linh; du lịch văn hoá, lịch sử; phát triển nông nghiệp phục vụ cho khu mỏ, khu đô thị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ ra các giải pháp mà TX Cẩm Phả cần phải triển khai thực hiện. Đó là: Phát động cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hoá. Chính quyền và hệ thống chính quyền phải đoàn kết, nhất trí. Chính trị ổn định, trật tự an toàn phải đảm bảo. Bổ sung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị lên phía Đông và phía Bắc liên kết vùng với các địa phương lân cận như Ba Chẽ, Tiên Yên. Khu vực Đền Cửa Ông phải quy hoạch lại; thanh tra và kiên quyết giải toả các hộ dân sống xung quanh khu vực này nếu vi phạm lấn chiếm đất đai. Xây dựng cảng du lịch, khu du lịch nước khoáng nóng; giải quyết nhà ở cho công nhân. Riêng với khu đất của TKV đã được giao để phát triển khu công nghiệp cần chuyển hướng sang xây nhà ở cho công nhân với quan điểm tỉnh hỗ trợ cơ chế, TKV xây dựng và công nhân góp vốn mua nhà. Song song với đó TKV cần phải quy hoạch lại hệ thống cảng.
TX Cẩm Phả cần tập trung nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ; cải cách hành chính để thu hút đầu tư; đẩy mạnh xã hội hoá; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhất là CNTT và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
Trong chuyến làm việc tại TX Cẩm Phả, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cùng đoàn công tác đã đến thăm khai trường và kiểm tra khu đổ thải của Công ty Cổ phần than Đèo Nai; thăm mô hình nuôi lợn siêu nạc theo công nghệ Đức của Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (phường Mông Dương); thắp hương tại tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (Đền Cửa Ông); kiểm tra tuyến đường giao thông từ bến phà Tài Xá đến cầu Vân Đồn 1 (phường Cửa Ông).
Thăm khai trường và kiểm tra khu đổ thải của Công ty Cổ phần than Đèo Nai, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã ân cần hỏi thăm tình hình, điều kiện làm việc và thu nhập của công nhân Công ty; đồng thời, yêu cầu Công ty phải có quy hoạch các bãi đổ thải; thực hiện đúng quy hoạch, quy trình đổ thải.
Với mô hình phát triển kinh tế của Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, đồng chí đề nghị các ngành, địa phương cần nghiên cứu để mở rộng và nhân rộng mô hình ở một số huyện, thị miền núi của tỉnh.
Thăm tuyến đường giao thông từ bến phà Tài Xá đến cầu Vân Đồn 1, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã thẳng thắn phê bình thị xã để xảy ra tình trạng lấn chiếm và xây dựng trái phép các công trình nhà ở, dân sinh khu vực này. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo, thị xã và các ngành liên quan cần tiến hành kiểm tra, xử lý và có báo cáo tỉnh trước ngày 25- 11- 2011.
Cẩm Nang(Theo QuangNinh)
(Theo website Phạm Minh Chính)
Đồng chí Phạm Minh Chính tham dự hội nghị Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới
Hôm qua 15-11, tại TP Hạ Long, Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng Nông thôn mới (NTM) để đánh giá kết quả 1 năm triển khai Nghị quyết (NQ) số 01/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; một số nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp triển khai thực hiện trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên BCĐ xây dựng NTM tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo tại hội nghị, qua 1 năm triển khai thực hiện NQ số 01/NQ-TU, chương trình xây dựng NTM đã tạo sự chuyển biến và đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền vận động đạt được những kết quả tích cực. Đến thời điểm này, công tác lập đề án, quy hoạch NTM để làm tiền đề triển khai Chương trình đã cơ bản hoàn thành. Diện mạo NTM từng bước được đổi mới, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; nhiều công trình kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thành đã và đang phát huy hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân khu vực nông thôn từng bước được cải thiện; ANTT khu vực nông thôn dần được giữ vững và ổn định…
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại: Nhận thức về Chương trình xây dựng NTM còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò chủ thể của người nông dân. Công tác lập đề án, quy hoạch ở một số xã chưa bám sát thực tế, chất lượng quy hoạch không cao; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng; công tác bố trí nguồn lực cho chương trình NTM còn chậm; nhiều địa phương chưa xác định được các sản phẩm nông thôn để quy hoạch, khâu lập dự án và xây dựng thương hiệu sản phẩm do các vùng, miền nông thôn trên địa bàn tỉnh sản xuất ra còn lúng túng v.v..
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận, phân tích làm rõ kết quả, hạn chế trong thực hiện NQ số 01 thời gian qua của tỉnh và từng đơn vị, địa phương trên địa bàn. Đồng thời kiến nghị một số giải pháp triển khai thực hiện NQ số 01 thời gian tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị, các đại biểu đều nhận định: Nghị quyết số 01 đã nhanh chóng đi vào cuộc sống; nhiều địa phương có cách triển khai cụ thể và có nhiều cách làm sáng tạo. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc; công tác khen thưởng, xây dựng mô hình cũng cần thực hiện thường xuyên; về phân bổ kinh phí, căn cứ vào đặc thù từng địa phương để phân bổ cho phù hợp…
Kết luận tại hội nghị, đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định: Hiệu quả đạt được sau 1 năm triển khai Nghị quyết 01 của các ngành, địa phương rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nhận thức về tầm quan trọng của Nghị quyết của một số địa phương có nơi có lúc chưa đầy đủ. Các hộ nghèo vùng sâu, xa chưa được tiếp cận với chương trình; thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm.
Việc thực hiện Nghị quyết còn rất nhiều khó khăn vướng mắc, tồn tại, đòi hỏi chúng ta phải có biện pháp khắc phục ngay. Cần xác định rõ đối tượng cần hỗ trợ là gì và khi được hỗ trợ rồi phải tự vươn lên thực hiện đạt hiệu quả; đầu tư trọng tâm trọng điểm; cơ chế điều hành cũng phải phân cấp; các cơ quan, ban, ngành phải kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm, điều chỉnh những vướng mắc theo những cơ chế của mình; phải làm cuộc “cách mạng” về phong tục tập quán, nếp nghĩ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa…
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo các ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch để tạo ra vùng nguyên liệu; tập trung ưu tiên đầu tư cho hạ tầng sản xuất, cho y tế, giáo dục và xây dựng các thiết chế văn hoá. Coi trọng xây dựng ổn định ANCT-TTATXH ở các vùng nông thôn; sắp xếp, tuyển chọn những cán bộ có năng lực phụ trách công việc này. Năm 2012, từ cấp tỉnh đến cơ sở phải hoàn thiện quy hoạch; tập trung đầu tư, ứng dụng KHCN để đáp ứng tình hình xây dựng NTM. Về cách làm, cần chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cũng chỉ đạo: Về nguồn vốn hỗ trợ, TP Hạ Long phải hỗ trợ huyện Ba Chẽ; Uông Bí, Cẩm Phả… phải tự lo, tự cân đối nhưng phải kiểm soát theo sự chỉ đạo, thực hiện đúng luật pháp… Đặc biệt phải phát động phong trào chung tay xây dựng NTM như việc bầu chọn Vịnh Hạ Long thời gian qua; rà soát lại việc giao đất, giao rừng; tập trung huy động vốn xã hội, không trông chờ vào Nhà nước, Chính phủ v.v.. Các đồng chí Bí thư cấp uỷ cấp huyện sau cuộc họp này về họp, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện ở địa phương cho tốt, sao cho bước đi thực hiện Nghị quyết 01 đạt hiệu quả.
Tuấn Hương(Theo QuangNinh)
(Theo website Phạm Minh Chính)
Đồng chí Phạm Minh Chính trả lời phỏng vấn báo chí về sự kiện Vịnh Hạ Long
Hồi hộp chờ đợi rồi vỡ oà trong niềm vui sướng. Cùng chung cảm xúc này với những người đầu tiên đón nhận tin vui Vịnh Hạ Long lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, PV Báo Quảng Ninh đã có mặt tại trụ sở Ban Quản lý Vịnh Hạ Long vào thời điểm đặc biệt đó để ghi lại những chia sẻ ý nghĩa.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh Uỷ: Giờ phút này, chúng tôi những người đón nhận tin đầu tiên Vịnh Hạ Long được lọt vào top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới vô cùng xúc động. Đây là sự kiện không những người dân Quảng Ninh mà cả Việt Nam, bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam đều mong muốn đón nhận. Trước đây, thế giới đã biết đến Việt Nam là một dân tộc kiên cường đấu tranh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; biết đến Việt Nam qua công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay. Nay thế giới còn biết đến Việt Nam với vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long, kỳ quan thế giới.
Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ tiếp tục cùng gìn giữ, tôn tạo di sản thiên nhiên, kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long xứng đáng với những gì thiên nhiên bạn tặng cho Việt Nam. Góp phần làm cho Vịnh Hạ Long ngày càng đẹp và xứng đáng hơn, thân thiện từ nền văn hoá của người thợ mỏ nay thêm văn hoá của người du lịch.
Trong giờ phút đặc biệt này, tôi thay mặt cho Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Quảng Ninh cảm ơn tất cả đồng bào chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè thế giới yêu quý Việt Nam đã bỏ phiếu cho Việt Nam. Đây là tình cảm chúng tôi rất trân trọng. Tình cảm này cũng hình thành từ truyền thống của người Việt Nam, lịch sử đấu tranh của nhân dân ta và đặc biệt là sự ủng hộ của nhân dân thế giới trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời chia sẻ đến bạn bè quốc tế, đặc biệt những nước tham gia bầu chọn cùng Vịnh Hạ Long. Trong quá trình bầu chọn cho Vnh Hạ Long chúng tôi cũng bầu chọn cho các địa danh của các bạn theo quy định chung. Đặc biệt cảm ơn Tổ chức NewOpenWorld đã có sáng kiến, tổ chức thành công sự kiện này vì đây là cuộc bầu chọn khách quan, trung thực.
Đỗ Phương(Theo QuangNinh)
(Theo website Phạm Minh Chính)
Ông Phạm Minh Chính: Ba Chẽ phải tạo cuộc cách mạng về chuyển đổi hình thức sản xuất
Như tin đã đưa, tiếp tục chương trình làm việc với các địa phương, chiều nay, 10-11, Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ba Chẽ. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ chủ trì; đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo các ban xây dựng đảng, các sở, ngành của tỉnh dự.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện, Ba Chẽ là huyện miền núi, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Thuận lợi cơ bản của Ba Chẽ là có diện tích rừng và đất rừng lớn, chiếm 92% tổng diện tích tự nhiên; có hệ thống sông suối với nhiều tiềm năng về nguồn nước phục vụ cho sản xuất; có mỏ sét với trữ lượng lớn. Nhưng hiện Ba Chẽ còn rất nhiều khó khăn: Xuất phát điểm về KT-XH thấp, hạ tầng vừa yếu vừa thiếu đồng bộ, giao thông bị chia cắt, trình độ dân trí thấp, ý thức thoát nghèo chưa cao và còn tư tưởng trông chờ vào Nhà nước. Trong sản xuất, việc chuyển đổi cơ cấu còn chậm, năng suất và thu nhập còn thấp, quy hô nhỏ lẻ, chưa hình thành được nền sản xuất hàng hoá. Trình độ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Cơ cấu kinh tế của huyện hiện là: Nông- lâm nghiệp chiếm 55%, công nghiệp và xây dựng chiếm 22%, thương mại và dịch vụ chiếm 23%.
Mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2010-2015 của Ba Chẽ là: Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm từ 15-16%, trong đó giá trị nông, lâm nghiệp tăng bình quân từ 11-12%, giá trị công nghiệp- TTCN tăng từ 17-18%, thương mại- dịch vụ tăng từ 20- 21%. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế là: Sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp: 46%; công nghiệp, xây dựng: 28%; thương mại, dịch vụ: 26%. Huyện phấn đấu trồng rừng mới 2.000 ha/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 5-6 %; 100% thôn bản được dùng điện lưới quốc gia; 85% hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh…
Phát biểu tại hội nghị, đại diện các ban, sở, ngành đã tham gia nhiều giải pháp để Ba Chẽ phát triển, trong đó tập trung vào việc phải thay đổi nhận thức, tư duy làm ăn và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; đa dạng hoá các nông sản; phát triển dựa trên thế mạnh trồng rừng và chăn nuôi; tập trung xoá nghèo, xây dựng mô hình và tạo thương hiệu sản phẩm…
Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng trước mắt Ba Chẽ phải tập trung cao cho giảm nghèo. Thế mạnh của Ba Chẽ là vốn rừng và đất rừng, nhưng để phát triển được kinh tế rừng cần thay đổi suy nghĩ, tư duy của đồng bào dân tộc; ưu tiên đầu tư xây dựng các tràn trên tỉnh lộ 330; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ chứa nước; nghiên cứu cơ chế hỗ trợ nhân dân vay vốn dài hạn hơn để trồng rừng; có cơ chế chính sách tuyển dụng và sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc, cán bộ nữ và trẻ cho các địa phương miền núi như Ba Chẽ; cán bộ, đảng viên phải làm gương cho đồng bào dân tộc trong tất cả các lĩnh vực.
Kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ ghi nhận những cố gắng của Ba Chẽ thời gian qua và chỉ đạo huyện tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ để hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu trong năm 2011.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng thế mạnh nhất của Ba Chẽ là rừng. Cùng với đó, huyện còn có nhiều sông suối nước ngọt, có hệ thống giao thông hài hoà, có nguồn tài nguyên thiên nhiên, an ninh chính trị tốt, hệ thống chính trị đoàn kết.
Khó khăn của huyện là tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều, tập tục sinh hoạt của nhân dân còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, ứng dụng và chuyển giao KHKT yếu, chưa có những hình thức sản xuất phù hợp ở khu vực nông nghiệp. Ba Chẽ đang lúng túng, bị động trong việc xác định hướng phát triển; chưa có sản phẩm hàng hoá; các sự nghiệp y tế và giáo dục còn nhiều bất cập…
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo mục tiêu của Ba Chẽ đến năm 2015 phải xoá được nghèo theo tiêu chí hiện nay; phát triển rừng và sản phẩm từ rừng; xây dựng hạ tầng nông thôn và đầu ra cho sản phẩm; phát triển hạ tầng cơ sở công nghiệp để tạo sự liên kết hữu cơ với đô thị Cẩm Phả; xây dựng các thương hiệu nông sản; phát triển làng nghề và khôi phục văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số.
Về giải pháp, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ chỉ đạo huyện cần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đoàn kết; huy động được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ chung; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội; phải tạo cuộc cách mạng về chuyển đổi hình thức sản xuất và phong tục tập quán; năm 2012 phải hoàn thành việc rà soát, đánh giá quy hoạch tổng thể KT-XH giai đoạn tới để có chương trình hành động thực hiện cụ thể; tăng cường cải cách hành chính; có cơ chế hỗ trợ các hình thức, mô hình sản xuất; rà soát và đẩy mạnh giao rừng cho nhân dân; tập trung xúc tiến đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực và chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho nhiệm kỳ tới…
Đồng chí Phạm Minh Chính chỉ đạo các sở ngành cần tích cực hỗ trợ Ba Chẽ, huyện cần phối hợp với các sở ngành xây dựng các mô hình cụ thể về phát triển KT-XH để nhân dân làm theo; thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm.
Ngọc Hà(Theo QuangNinh)
(Theo website Phạm Minh Chính)
Ông Phạm Minh Chính: Quan trọng nhất là bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị riêng có của Vịnh Hạ Long
(Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ trò chuyện cùng PV Báo Quảng Ninh trước thời điểm tổ chức NewOpenWorld thông báo kết quả sơ bộ cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới)
- Thưa đồng chí, đúng 11 giờ, 11 phút (giờ GMT, tức 18 giờ, 11 phút giờ Việt Nam) ngày hôm nay, ngày 11-11-2011, cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới sẽ kết thúc; đến 19 giờ 7 phút (giờ GMT), Tổ chức NewOpenWorld sẽ thông báo kết quả sơ bộ cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới. Thời gian từ lúc này đến khi Tổ chức NewOpenWorld thông báo kết quả sơ bộ chỉ còn tính theo giờ… Đồng chí có thể chia sẻ cảm xúc của mình lúc này được không ạ?
+ Cảm xúc của tôi lúc này rất khó diễn đạt. Nhưng tôi rất cảm động vì nhân dân cả nước đang vì Hạ Long và Hạ Long vì cả nước, nhất là những bạn bè quốc tế yêu mến Hạ Long cũng đang vì Hạ Long và Hạ Long đang cảm nhận được tình cảm đó một cách sâu sắc. Nếu Hạ Long được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thì đây là vinh dự không riêng của người dân Hạ Long của Quảng Ninh mà là vinh dự chung của nhân dân Việt Nam, sự ngưỡng mộ của nhân dân thế giới về một kỳ quan thiên nhiên; trong đó Quảng Ninh, Việt Nam đã vinh dự được giữ gìn và tôn tạo. Chúng tôi nhận thức được trách nhiệm của tỉnh Quảng Ninh, phải suy nghĩ như thế nào, phải làm gì để làm cho Vịnh Hạ Long ngày một lung linh, kỳ vỹ, xứng đáng với những gì mà thiên nhiên ban tặng.
- Nếu Hạ Long được đăng quang, với tư cách “chủ nhà”, theo đồng chí tỉnh cần đặt ra những mục tiêu, biện pháp trước mắt và lâu dài như thế nào để Hạ Long xứng đáng với vinh dự này?
+ Khi Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thì Đảng bộ, chính quyền tỉnh sẽ tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch, phương án giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị nổi bật của kỳ quan thế giới một cách bài bản, khoa học, lâu dài. Chúng tôi sẽ tập trung xử lý cơ bản những vấn đề liên quan đến môi trường để bảo vệ những giá trị đặc biệt của Vịnh Hạ Long; xây dựng cơ chế quản lý Vịnh Hạ Long một cách khoa học, có trật tự, góp phần tôn vinh những giá trị nổi bật của Vịnh Hạ Long. Cùng với đó, chúng tôi đang tích cực xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch văn hoá, nghệ thuật, sản phẩm du lịch thể thao, giải trí, du lịch sinh thái và những khu vực du lịch mua sắm để góp phần làm cho Vịnh Hạ Long ngày càng sinh động. Tiếp đó là đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ cho quản lý và các dịch vụ của Vịnh Hạ Long một cách hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các đối tượng du khách. Chúng tôi cũng sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc giữ gìn an ninh, an toàn cho du khách cũng như trật tự trên Vịnh Hạ Long nhằm tạo cho du khách cảm giác thoải mái, an bình khi đến thưởng ngoạn cảnh đẹp huyền ảo và giá trị đặc biệt của kỳ quan thiên nhiên thế giới mà Vịnh Hạ Long vinh dự có được.
Ngoài ra, chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng Dự án bảo tồn văn hoá làng chài trên Vịnh Hạ Long một cách bài bản. Cụ thể, cư dân làng chài sẽ được chuyển lên bờ sinh sống một cách an toàn, còn hoạt động lao động sản xuất của cư dân các làng chài vẫn được bảo tồn trên Vịnh Hạ Long một cách khoa học và có trật tự, hành nghề có tính chuyên nghiệp. Để tạo sự thuận lợi cho du khách khi đến tham quan Vịnh Hạ Long, chúng tôi đang xúc tiến việc phủ sóng Wi-Fi trên toàn thành phố trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.
- Xin phép đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, khi đề cập đến tình huống nếu Hạ Long không được đăng quang…?
+ Trong trường hợp Vịnh Hạ Long của chúng ta không được lọt vào trong danh sách một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thì, với những tình cảm và sự đồng hành bầu chọn của nhân dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế trong suốt thời gian qua, theo tôi Hạ Long đã, đang và sẽ mãi mãi là kỳ quan trong lòng của mỗi người. Còn những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà tôi vừa nói với nhà báo khi nãy, chúng ta vẫn cứ phải thực hiện dù Vịnh Hạ Long có được đăng quang hay không. Quan trọng nhất là phải bảo tồn, phát huy một cách khoa học và hiệu quả giá trị riêng nổi trội hiếm có của Vịnh Hạ Long mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế – những người luôn yêu mến Hạ Long. Còn một điều nữa, tôi cũng muốn chia sẻ, đó là: trong cuộc bầu chọn này, chúng tôi cảm ơn nhân dân cả nước, bè bạn quốc tế đã dành tình cảm và bầu chọn cho Vịnh Hạ Long. Đây là điều vô cùng quý giá không khác gì việc Vịnh Hạ Long được đăng quang. Cũng qua cuộc bầu chọn này đã cho thấy một điều là lòng dân luôn luôn hướng về Đảng, Nhà nước. Sự đoàn kết, đồng sức, đồng lòng đó chính là cái được lớn nhất và trường tồn mãi mãi.
- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Ngọc Hà (thực hiện)
(Theo website Phạm Minh Chính)