Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 2

0 nhận xét

Ngày 28/8 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng-an ninh Việt-Trung cấp Thứ trưởng lần thứ 2.

Đoàn đại biểu Việt Nam chụp ảnh chung với Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Đoàn đại biểu Việt Nam chụp ảnh chung với Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham mưu trưởng QGPND Trung Quốc dồng chủ trì cuộc đối thoại.

Hai bên nhất trí nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương và đạt được nhận thức chung trong nhiều vấn đề, góp phần tăng quan hệ hữu nghị giữa hai nước.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Mã Hiểu Thiên nhất trí đánh giá dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước tiếp tục phát triển phù hợp với khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Quan hệ kinh tế và thương mại phát triển nhanh, giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân liên tục được mở rộng…

Với đà phát triển chung của quan hệ hai nước, hợp tác quốc phòng Việt-Trung cũng có những bước tiến mạnh mẽ. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp nhằm tạo sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, xây dựng quan hệ gắn bó giữa quân đội hai nước.

Tại cuộc đối thoại lần này, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực như tăng cường trao đổi đoàn, sớm hoàn thành đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, mở rộng trao đổi đào tạo học viên quân sự dài hạn và ngắn hạn.

Trung Quốc nhất trí chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc…

Hai bên cũng cho rằng cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để chiến sĩ và nhân dân Việt – Trung hiểu rõ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước.

Tại cuộc Đối thoại, hai bên cũng dành thời gian trao đổi về tình hình Trung Đông-Bắc Phi và đặc biệt là việc đẩy mạnh can dự của các nước lớn vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nhân dịp này, Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã tiếp Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam.

Trong buổi tiếp Đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Lương Quang Liệt nói, tình hữu nghị Trung-Việt là tài sản quý báu của nhân dân hai nước, có được là không dễ dàng và đáng trân trọng.

Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ Trung-Việt, kiên trì phương châm cơ bản về bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị Trung-Việt, ra sức cùng với Việt Nam tăng cường giao lưu cấp cao, đưa hợp tác trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt phát triển một cách thiết thực. Trung Quốc cùng với Việt Nam tăng cường phối hợp bảo vệ lợi ích chiến lược chung của hai nước, bảo vệ hòa bình ổn định Biển Đông.

Nguyễn Chiến


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Quân chủng Hải quân tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa HQ 012 – Lý Thái Tổ

0 nhận xét

Sáng 22-8, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu HQ 012-Lý Thái Tổ. Các đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, các Tổng cục và Quân chủng Hải quân đã đến dự.

    Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu

Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 – 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.

    Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ

Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ

Tại lễ tiếp nhận tàu, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của kinh tế tri thức cũng như những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống có tính toàn cầu…đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.

    Hải quân Việt Nam tiếp nhận chiến hạm Lý Thái Tổ

Hải quân Việt Nam tiếp nhận chiến hạm Lý Thái Tổ

Việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan hiện nay và cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc. Chúng ta chủ trương đầu tư các trang bị quân sự hiện đại, từng bước thay thế các trang bị thế hệ cũ, lạc hậu, theo lộ trình gắn kết với sự phát triển và khả năng đảm bảo của nền kinh tế đất nước là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hiện nay…

    Hải quân Việt Nam tiếp nhận chiến hạm Lý Thái Tổ

Hải quân Việt Nam tiếp nhận chiến hạm Lý Thái Tổ

Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến căn dặn, mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ 012-Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Thực hiện: Tùng Lâm


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Tuyên dương 34 Thanh niên Công an tiêu biểu làm theo lời Bác

0 nhận xét

Những thành tích, chiến công của tuổi trẻ CAND và những tấm gương thanh niên Công an tiêu biểu là minh chứng sống động nhất của tinh thần, bản lĩnh, trí tuệ và tài năng của tuổi trẻ CAND. Họ thực sự xứng đáng là lực lượng kế thừa xuất sắc sự nghiệp bảo vệ ANTT của các thế hệ cha anh. Thành tích và chiến công xuất sắc đó góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng hào hùng của lực lượng CAND.

Tối 17/8, Bộ Công an tổ chức trọng thể lễ tuyên dương “Thanh niên Công an tiêu biểu làm theo lời Bác: Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, thiết thực kỷ niệm 66 năm ngày Truyền thống lực lượng CAND (19/8/1945 – 19/8/2011), 6 năm Ngày Hội toàn dân bảo vệ ANTQ.

Tham dự lễ tuyên dương có đồng chí Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, đồng chí Lâm Phương Thanh, Bí thư Thường trực TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ TW Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, đồng chí Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND, cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục, Viện, trường CAND…

Đồng chí Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an trao giải thưởng và kỷ niệm chương cho các gương mặt “Thanh niên Công an tiêu biểu”.

Đồng chí Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an trao giải thưởng và kỷ niệm chương cho các gương mặt “Thanh niên Công an tiêu biểu”.

Thời gian qua, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ” và phong trào “Thanh niên CAND học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy – Xung kích, sáng tạo, tình nguyện, lập công vì ANTQ” đã được triển khai thực hiện sống động trong tuổi trẻ CAND và đạt được những kết quả nổi bật.

Trên mặt trận bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đoàn viên, thanh niên trong các đơn vị chiến đấu đã khẳng định vai trò xung kích, sáng tạo thông qua việc đảm nhận thực hiện có hiệu quả trên 800 công trình, 1.000 phần việc thanh niên, duy trì hoạt động 350 CLB nghiệp vụ pháp luật, tổ chức trên 500 đội hình tình nguyện với 350 ngàn lượt đoàn viên thanh niên tình nguyện làm thêm ca, tình nguyện “3 cùng, 4 cùng” với dân…

Trên lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng KHCN, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và quy trình công tác các đoàn viên thanh niên Công an cũng đã đưa ra hơn 200 đề tài, sáng kiến áp dụng có hiệu quả trong công tác và chiến đấu. Hàng vạn gương thanh niên Công an lập thành tích, chiến công, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích tình nguyên, không ngại gian khổ, hy sinh ngày đêm trên trận tuyến bảo vệ ANTQ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tận tụy phục vụ nhân dân, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

34 thanh niên tiêu biểu là những tấm gương đoàn viên thanh niên mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu, sẵn sàng xông pha trên những trận tuyến ác liệt nhất, dám hy sinh vì bình yên của từng tuyến phố, bản làng như gương hy sinh anh dũng trong đấu tranh với đối tượng hình sự nguy hiểm của Trung úy Lê Thanh Tâm, học viên trường Trung học CSNDII trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công an huyện Cẩm Lũy, tỉnh Đồng Nai, được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Dũng cảm; Đại úy Vương Trung Dũng, Công an tỉnh Lai Châu đã trực tiếp tham gia đấu tranh với gần 30 chuyên án lớn, bắt giữ hàng trăm đối tượng phạm tội đặc biệt nguy hiểm, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Đó là những chiến sỹ An ninh thầm lặng trên trận tuyến đấu tranh phòng chống hoạt động chống phá của các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị của đất nước ta như: Trung úy Ngô Ngọc Trân, Cục A68, Tổng cục An ninh I, Đại úy Huỳnh Quốc Nhanh, Công an huyện Huệ Đức, tỉnh Long An. Là những chiến sỹ trẻ tài năng có nhiều sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ hiệu quả công tác chuyên môn và góp phần cải cách hành chính trong công tác Công an như Thượng úy Đặng Văn Đoàn, Viện Khoa học hình sự, Tổng cục VI, chủ nhiệm nhiều đề tài khoa học trong đó đã phát hiện chất ma túy mới phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Đó còn là những sinh viên tài năng trong học tập, nghiên cứu khoa học đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia hoặc tốt nghiệp thủ khoa các Học viện, trường Đại học CAND, trong đó tiêu biểu là học viên Phạm Văn Cảnh, Học viện ANND, đạt các giải Nhất, Nhì, Ba liên tiếp trong 3 kỳ thi Olympic toán sinh viên toàn quốc…

Những gương mặt thanh niên Công an tiêu biểu.

Những gương mặt thanh niên Công an tiêu biểu.

Có thể nói, những thành tích, chiến công của tuổi trẻ CAND và những tấm gương thanh niên Công an tiêu biểu nêu trên là minh chứng sống động nhất của tinh thần, bản lĩnh, trí tuệ và tài năng của tuổi trẻ CAND. Họ thực sự xứng đáng là lực lượng kế thừa xuất sắc sự nghiệp bảo vệ ANTT của các thế hệ cha anh. Thành tích và chiến công xuất sắc đó góp phần tô thắm thêm truyền thống cách mạng hào hùng của lực lượng CAND.

Tại lễ tuyên dương, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và đồng chí Lâm Phương Thanh Bí thư Thường trực TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trao tặng giải thưởng, kỷ niệm chương và hoa cho 33 gương mặt thanh niên Công an tiêu biểu và cô Đoàn Thị Sữa, mẹ của Trung úy Lê Thanh Tâm.

Phát biểu tại lễ tuyên dương, Trung tướng Đặng Văn Hiếu chúc mừng 34 gương mặt thanh niên tiêu biểu năm 2011, đồng thời Trung tướng đề nghị mỗi đoàn viên, thanh niên trong lực lượng CAND, nhất là các đồng chí được trao giải thưởng “Thanh niên Công an tiêu biểu” năm 2011 cần tiếp tục nỗ lực, phát huy những kết quả đã đạt được, xứng đáng là người chiến sỹ CAND của nhân dân, vì nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì ANTQ, vì cuộc sống yên vui và hạnh phúc của nhân dân.

Quỳnh Vinh


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Ông Phạm Minh Chính giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

0 nhận xét

Sáng 15/8, tại Quảng Ninh, ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã tới dự lễ công bố và trao Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công Ủy viên Trung ương Đảng.

Theo Quyết định số 220-QĐNS/TW ngày 4/8/2011, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, nay thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

pham-minh-chinh

Ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí Thư TW Đảng, Trưởng Ban Tổ chức TW trao Quyết định cho ông Vũ Đức Đam (bên phải) và ông Phạm Minh Chính. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)

Trước đó, ông Vũ Đức Đam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã được Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đạt được trong thời gian qua; ghi nhận đóng góp và sự tiến bộ của ông Vũ Đức Đam trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện và cùng với ông Phạm Minh Chính mới được phân công công tác tại Quảng Ninh với trọng trách mới sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ông Phạm Minh Chính, sinh năm 1958; từng là kỹ sư xây dựng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật, Trung tướng, nguyên Thứ trưởng kiêm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an./.

Văn Đức


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Hình ảnh người chiến sĩ công an đẹp trong mắt người dân

0 nhận xét

Thường xuyên theo dõi, lắng nghe và hướng dẫn từng đơn vị thi đua thực hiện tốt văn hóa ứng xử, Đại tá Phạm Xuân Bình luôn có những trăn trở. Làm sao để từng cá nhân, từng đơn vị có những ứng xử văn hóa phù hợp với đặc trưng công việc của từng lĩnh vực công tác phục vụ nhân dân…

“Trong những năm qua, Công an Ninh Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ Công an trên mọi mặt công tác. Để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, Công an Ninh Bình cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Để thực hiện tốt cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân, để hình ảnh người chiến sĩ Công an Ninh Bình đẹp trong mắt người dân”. Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc vận động Bộ Công an đã nhấn mạnh trong hội thảo khoa học thực tiễn “Văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Ninh Bình”.

Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.

Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.

1. Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình: Công an cơ sở là người gần gũi với dân nhất

Thường xuyên theo dõi, lắng nghe và hướng dẫn từng đơn vị thi đua thực hiện tốt văn hóa ứng xử, Đại tá Phạm Xuân Bình luôn có những trăn trở. Làm sao để từng cá nhân, từng đơn vị có những ứng xử văn hóa phù hợp với đặc trưng công việc của từng lĩnh vực công tác phục vụ nhân dân.

- Thưa Đại tá, để xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an đẹp trong mắt người dân, Công an tỉnh Ninh Bình đã thực hiện ra sao?

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, Công an Ninh Bình đã phát động thi đua trong toàn lực lượng, chấp hành nội vụ, chấn chỉnh từ nơi ăn chốn ở tới nơi làm việc, lễ tiết tác phong của từng cán bộ chiến sĩ. Nhìn chung, từng đơn vị đã xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị mình.

- Việc làm cụ thể là gì, thưa đồng chí?

Việc đầu tiên là mỗi cán bộ, chiến sĩ viết 1 bản đăng ký thi đua cá nhân trong thực hiện Cuộc vận động. Mỗi việc làm hàng ngày đều bám theo bản đăng ký mà thực hiện. Sau thời gian thực hiện 4 tháng, sẽ có đánh giá cụ thể tới từng cá nhân, từng đơn vị. Sau đó, tiếp tục đi sâu vào chuyên đề “văn hóa ứng xử” trong điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị mình sao cho phù hợp. Các đơn vị tổ chức tọa đàm về văn hóa ứng xử trong điều kiện hoàn cảnh của đơn vị mình.

- Trong 4 nội dung nêu trên thì nội dung nào là quan trọng và đáng quan tâm nhất, thưa đồng chí?

Soi vào 4 nội dung này, tập trung nhiều nhất vẫn là ứng xử với nhân dân. Đầu tiên là lực lượng CSGT, tiếp đến là Cảnh sát điều tra, sau nữa là Công an các huyện, thị xã, các đơn vị cơ sở hằng ngày hàng giờ tiếp xúc giải quyết công việc với người dân. Bởi vì, công tác ANTT ở cơ sở là chính, đều từ cơ sở, là lực lượng ảnh hưởng trực tiếp… Ví dụ, Cảnh sát giao thông thì điều hành giao thông hàng ngày, chỉ 1 người lính đứng ở ngã tư là giao thông cũng đảm bảo đi đúng luồng đường. Vì thế giao tiếp ứng xử của Cảnh sát giao thông với người dân cứ diễn ra hằng ngày. Cảnh sát điều tra  thì liên quan tới sinh mạng chính trị của con người, nghiêm cấm bức cung, nhục hình… nói chung là vậy, các lực lượng khác cũng phải quan tâm. Tất cả cùng vào cuộc để xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an Ninh Bình thật đẹp.

2. Đại tá Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng Công tác chính trị và công tác quần chúng: Xây dựng mỗi cán bộ, chiến sỹ là một chiến sĩ văn hóa

Đơn vị tôi là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” của Công an tỉnh. Chúng tôi đã đề xuất triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả 7 nội dung của Cuộc vận động. Đặc biệt là hướng dẫn 35/35 đơn vị cơ sở tổ chức sinh hoạt chính trị nâng cao nhận thức, liên hệ tự phê bình và phê bình trong cán bộ, chiến sỹ, tổ chức tọa đàm về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an.

Để tiếp tục thực hiện chuyên đề này, thời gian tới đơn vị tiếp tục tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh ban hành nhiều tiêu chí về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sỹ Công an Ninh Bình trên 4 nội dung. Đồng thời xây dựng một số tình huống liên quan đến văn hóa giao tiếp ứng xử thường xảy ra trong thực tiễn để cán bộ, chiến sỹ thảo luận đóng góp giải pháp, coi đây là những tình huống mẫu để cán bộ, chiến sỹ vận dụng thực hiện với mục tiêu: Mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Ninh Bình là một chiến sĩ văn hóa, mỗi đơn vị Công an là một đơn vị văn hóa.

3. Đại úy Trần Chí Hiếu, Trưởng Ban công tác thanh niên: Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt

- Đây là cuộc vận động lớn trong lực lượng Công an, tuổi trẻ Công an Ninh Bình đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, thưa đồng chí?

Tuổi trẻ Công an Ninh Bình luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Chiếm hơn 60% biên chế toàn lực lượng, đây là dịp để mỗi chúng tôi tự kiểm tra lại bản thân, từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế khuyết điểm trong chấp hành nội vụ, điều lệnh đội ngũ, quy trình công tác… chuyển từ nhận thức sang hành động, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân.

- Đồng chí hãy nêu cụ thể những cách làm hay mà các đoàn viên đã thực hiện và thu được hiệu quả ở Công an Ninh Bình?

Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng nếp sống văn hóa trong giao tiếp ứng xử của đoàn viên thanh niên góp phần rất lớn. Đó là những giải pháp, trong  sinh hoạt chi đoàn định kỳ hoặc đột xuất, từng đoàn viên phải tiến hành kiểm điểm những gì đã làm được, những gì chưa làm được và có các biện pháp khắc phục cụ thể. Những cách làm hay, sáng tạo, cá nhân điển hình tiên tiến được nhân rộng hơn và phê bình kiểm điểm những tập thể, cá nhân chây ì. Để trở thành những đoàn viên ứng xử có văn hóa, mỗi đoàn viên đã thực hiện tốt 10 quy tắc trong giao tiếp sau đây: Ân cần, nhất là đối với nhân dân; ngay ngắn, trang phục gọn gàng; chuyên chú, không làm việc riêng khi giao tiếp, đặc biệt là khi làm việc với nhân dân; đĩnh đạc, không trả lời thủng thẳng, nhát gừng, cộc lốc; đồng cảm; ôn hòa; rõ ràng; nhiệt tình; nhất quán; khiêm nhường. Tất cả các đoàn viên thanh niên có văn hóa ứng xử tốt đã tạo nên hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an Ninh Bình sống trong lòng dân…

Kim Quý


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Website Việt Nam “hứng đòn”của hacker theo cấp số nhân

0 nhận xét

Ông Vũ Quốc Khánh cho hay, năng lực chống đỡ các cuộc tấn công của chúng ta chưa thực sự mạnh

Ông Vũ Quốc Khánh cho hay, năng lực chống đỡ các cuộc tấn công của chúng ta chưa thực sự mạnh

Trong năm 2011, các cuộc tấn công mạng với đích nhắm tới Việt Nam ngày càng nhiều. Mới đây, hãng bảo mật McAfee cũng thông báo, Việt Nam là một trong những mục tiêu của tin tặc quốc tế.

Tại buổi bàn giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh mạng, coi việc bảo vệ nó như một thứ chủ quyền.

Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính (VNCERT) xoay quanh vấn đề này.

Năng lực ứng cứu chưa đủ mạnh

- Vừa qua, các website Việt đã phải hứng chịu liên tiếp nhiều đợt tấn công từ tin tặc nước ngoài. McAfee cũng nhận định Việt Nam cũng là một trong những quốc gia mà hacker nhắm tới. Ông có nhận định gì về mức độ chịu đựng của các website của chúng ta trước các cuộc tấn công mạng?

Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh: Tấn công trên mạng là hiện tượng tương đối phổ biến. Qua theo dõi vài năm nay của VNCERT, số lượng các website bị tấn công tăng theo cấp số nhân từ 2-3 lần so với năm trước. Điều này cũng dễ hiểu bởi số lượng các website cũng tăng lên theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, có những đợt tấn công bùng phát, đi kèm với hoạt động tăng cường của một số nhóm hacker nhất định.

Ví dụ như nửa đầu tháng 6/2011, đã có tới 275 website trong nước bị tấn công với hai hình thức từ chối dịch vụ và thay đổi nội dung. Trong đó, có khoảng 70 website của cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, một số máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ chứa nhiều website. Khi máy chủ hoặc website trên dải này bị lỗ hổng an ninh, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển và có thể tấn công chéo sang các web còn lại trên máy chủ này. Trong đợt tấn công tháng Sáu, có gần 100 website bị tấn công kiểu như vậy.

Trong thời gian gần đây, báo chí nói đến báo cáo của McAfee nói về 72 tổ chức bị tấn công bởi một tổ chức do thám. Ở báo cáo này, thực chất về phía Việt Nam chỉ có một doanh nghiệp bị tấn công trong năm 2007 mà thôi.

Nhưng nhìn chung, một sự việc kiểu như vậy cho thấy trên môi trường Internet có rất nhiều rủi ro, nguy hiểm như hoạt động trái pháp luật của riêng từng quốc gia cũng như quốc tế, các tổ chức do thám, tội phạm xuyên quốc gia…

- Theo ông, năng lực ứng cứu trước những đòn tấn công an ninh mạng của chúng ta hiện ở mức độ nào?

Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh: Khả năng ứng cứu của một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào hệ thống và tiềm lực chung của quốc gia đó. Việc ứng cứu sự cố trên mạng có nhiều cấp độ khác nhau.

Tôi lấy ví dụ, nếu sự cố trong tổ chức nhỏ thì nhóm phản ứng nhanh sự cố của các đơn vị, tổ chức đó sẽ ứng cứu khi họ có thể tự xử lý được. Khi có sự cố lớn, cần huy động đối tượng khác thì các tổ chức ứng cứu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tham gia vào bảo vệ cho các hệ thống của mình. Khi sự cố lớn nữa, cần sự điều phối chung thì VNCERT phải đứng ra cầm chịch và làm nhiệm vụ phối hợp.

VNCERT chính là cơ quan điều phối ở cấp quốc gia để phối hợp tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các tổ chức làm nhiệm vụ ứng cứu sự cố. Với những đơn vị bị sự cố, họ cần thông báo để VNCERT nắm thông tin, tình hình để hoạch định sách lược, giải pháp cụ thể để giải quyết.

Vài năm nay, VNCERT đã phối hợp nhịp nhàng với các trung tâm ứng cứu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet để xử lý sự cố. Trong cuộc tấn công của hacker hồi đầu tháng Sáu vừa qua, chúng ta đã phối hợp chống đỡ tốt nên hầu như không gây ra thiệt hại lớn.

Tuy nhiên, năng lực chung chúng ta chưa thực sự mạnh.

Cụ thể, năng lực kỹ thuật ở cấp quốc gia như hệ thống phát hiện nhanh sự cố để phản ứng gần như tức thời, con người để tham gia nhanh vào hoạt động đó để phân tích đưa ra giải pháp một cách nhanh chóng nhất thì chúng ta vẫn còn chưa đủ. Hiện, các hệ thống kỹ thuật lớn tầm quốc gia đang trong quá trình nghiên cứu triển khai xây dựng.

Về mặt nào đó, để nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin, năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực này thì chúng ta cần nâng cấp nhiều mặt. Ngoài khía cạnh kỹ thuật, con người, chuyên gia thì cần phải nâng cấp về mặt tổ chức, bộ máy và thể chế pháp lý.

Cần luật hóa an toàn thông tin mạng

- Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng ở các doanh nghiệp, tổ chức của chúng ta, vấn đề bảo mật phòng chống tội phạm mạng không được chú trọng một cách triệt để, thưa ông?

Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh: Các cuộc tấn công vừa qua rõ ràng là lời là cảnh báo cho việc bảo đảm an ninh cho các website của chúng ta còn yếu. Hacker thường nhắm vào website Chính phủ, doanh nghiệp ít được quan tâm. Đó là các website gần như chỉ đầu tư một lần hay để lại nhiều lỗ hổng.

Mặt khác, việc tấn công từ chối dịch vụ trong nước và nước ngoài cho thấy còn tồn tại các mạng botnet [máy tính ma-PV] lớn.

Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực an toàn thông tin không phải là việc muốn là có thể làm được ngay bởi nó không hề đơn giản. Muốn làm được, tổ chức, doanh nghiệp cần có kế họach, định hướng, chiến lược và phải có cách điều hành thống nhất nhất quán từ đầu đến cuối. Bên cạnh đó, cần đầu tư nguồn lực về con người, kinh phí và sự hiểu biết, kiên quyết của người lãnh đạo thì mới chỉ đạo được công việc ấy.

Tôi cho rằng, không phải các đơn vị không quan tâm, nhưng có thể không đúng mức hoặc nguồn lực hạn chế. Bởi vậy, các tổ chức nhỏ cần nghiên cứu xem nội dung đảm bảo an toàn thông tin nào của mình quan trọng nhất, nội dung nào chấp nhận rủi ro… Từ đó, đưa ra ưu tiên và tập trung nghiên cứu vào các giải pháp khả thi để giải quyết. Trên cơ sở đó, họ sẽ có kế hoạch duy trì, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thực hiện đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của mình.

- Theo ông, liệu đã đến lúc chúng ta cần luật hóa vấn đề an toàn thông tin mạng?

Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh: Như chúng ta biết, Internet ngày càng trở thành một không gian hoạt động của xã hội. Trong không gian đó, vấn đề an toàn thông tin phải được coi trọng và luật hóa. Nó phải là nền tảng cơ sở để triển khai các quy định, các định hướng khác của xã hội, quản lý nhà nước cũng như quản lý và thực hành hoạt động trên mạng Internet.

Tuy nhiên, đây là vấn đề mà chúng ta còn thiếu. Nó thể hiện ở chỗ nhiều hoạt động thực chất là tội phạm mà chúng ta chưa có quy định đó là tội phạm. Hoặc, có những cái ở đâu đó chúng ta quy định như thế này là cấm, nhưng chế tài để xử lý ra sao thì chưa được thống nhất…

Hiện tại, chúng ta thường xây dựng những quy định đảm bảo an toàn thông tin ở dạng luật pháp dưới dang các thông tư, nghị định nhưng mà lại trích dẫn ít nhiều từ các bộ luật cơ bản như công nghệ thông tin, thương mại điện tử… Nhưng thực chất, nghiên cứu tổng thể, chúng ta phải có một nền tảng pháp luật một cách cơ bản về vấn đề này.

Chính vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất nội dung trình Quốc hội khóa này xem xét, nghiên cứu để ban hành được bộ luật cơ bản trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thông tin trong môi trường mạng.

- Ông nghĩ sao nếu nói bảo vệ an ninh mạng cần thiết như bảo vệ chủ quyền?

Tiến sĩ Vũ Quốc Khánh: Quan điểm của tôi là đối với một không gian mạng chúng ta sống và hoạt động, về mặt quốc gia buộc phải quan tâm đến khía cạnh chủ quyền.

Về bản chất, xã hội thực tế ngày nay chưa có loại không gian mạng nào là không biên giới. Không có chuyện mọi thứ trên mạng được chấp nhận giống hệt nhau ở mọi nơi trên thế giới. Bởi, mỗi nước có những thể chế chính trị, nguyên tắc, văn hóa khác nhau thì không gian mạng ở mỗi nước sẽ bị ảnh hưởng bới tất cả các hoạt động đó của con người.

Xin cảm ơn ông!

Trung Hiền


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Hội nghị Quân ủy Trung ương về kiện toàn nhân sự

0 nhận xét

Sáng 12/8, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-Bí thư Quân ủy Trung ương. Cùng dự còn có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các vị trong Quân ủy Trung ương.Tại Hội nghị, Quân ủy Trung ương đã làm quy trình và thống nhất giới thiệu nhân sự để Bộ Chính trị xem xét, bổ sung vào Thường vụ Quân ủy Trung ương. Quân ủy Trung ương cũng làm quy trình giới thiệu nhân sự để Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm một số chức vụ quan trọng trong Quân đội; cho ý kiến về chủ trương đề bạt, thăng quân hàm cho cán bộ cấp cao năm nay.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Quân ủy Trung ương

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Quân ủy Trung ương

Nhân dịp này, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã tổ chức gặp mặt thân mật nguyên Tổng Bí thư, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương Nông Đức Mạnh; nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà và nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Lê Văn Dũng.

Thay mặt Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn sự đóng góp của các vị nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các vị nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương, chúc các vị luôn luôn mạnh khỏe, thường xuyên quan tâm đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng, xây dựng và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Xuân Trường


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →