Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Trung tướng Phạm Minh Chính tới thăm và làm việc với Công an Đà Nẵng

0 nhận xét

Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại TP Đà Nẵng, ngày 30-10, Trung tướng, PGS-TS Phạm Minh Chính – Thứ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật Bộ CA đã đến thăm và làm việc tại một số đơn vị trực thuộc đóng tại Đà Nẵng.

 

Thứ trưởng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo, Ban Giám đốc CATP Đà Nẵng. Ảnh: D.H

Báo cáo với đồng chí Thứ trưởng Phạm Minh Chính trong buổi làm việc tại Bệnh viện (BV) 199, lãnh đạo BV cho biết, được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ và sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCS – CNV, BV 199 đã được trang bị thêm nhiều phương tiện máy móc hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho CBCS trong ngành đồng thời tiếp nhận, khám chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt nhân dân trong khu vực.

BV cũng thường xuyên cử các đoàn y, bác sĩ đến bệnh xá CA các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên chuyển giao các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng, tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào các vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu vùng xa tại các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Bình. Lãnh đạo BV 199 cũng đã nêu ra một số kiến nghị, đề xuất. Thứ trưởng Phạm Minh Chính ủng hộ chủ trương nâng cấp BV 199 lên quy mô bệnh viện hạng II, đồng ý về mặt chủ trương của bệnh viện về bổ sung nhân lực, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe – y tế cho CBCS và nhân dân. Theo đó sẽ giao cho lãnh đạo bệnh viện cùng các Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật phối hợp xây dựng phương án và lộ trình thực hiện.

Cùng ngày, Thứ trưởng Phạm Minh Chính đã đến thăm và làm việc với Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ thuộc CATP Đà Nẵng. Đồng chí Thứ trưởng ghi nhận sự nỗ lực của lực lượng CATP để vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ổn định tình hình ANCT, TTATXH tại địa phương trong thời gian qua, đồng thời đề nghị lãnh đạo CATP cùng phối hợp với các Vụ, Cục trực thuộc rà soát lại một số công việc liên quan đến hậu cần – kỹ thuật, những khó khăn, vướng mắc để cùng tháo gỡ.

Doãn Hùng


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Công an huyện Mường Lát bám dân ở thượng nguồn sông Mã

0 nhận xét

Từ đầu năm đến nay, Công an huyện Mường Lát đã tổ chức hai đợt xuống các bản làng, trường học để làm CMND. Sau đó, Công an phụ trách xã sẽ đem chứng minh nhân dân xuống đưa tận tay bà con. Việc cán bộ Công an đến tận nơi làm CMND tạo điều kiện thuận lợi cho bà con, đặc biệt là để các cháu học sinh không bị thiếu CMND, ảnh hưởng đến việc thi cử.

Ngược dòng sông Mã, chiếc xe U oát đưa chúng tôi vượt lên hết đỉnh dốc này đến đỉnh dốc khác trong cái nắng chang chang và rát bỏng của gió Lào. Vượt qua chặng đường 250km, bị dần nhừ xương bởi những ổ gà, ổ… voi, chúng tôi được đặt chân đến cổng trời, được ngắm sự hùng vĩ của dãy núi Sài Khao trong câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” của nhà thơ Quang Dũng và mục sở thị cuộc sống cắm bản của các chiến sỹ Công an huyện miền núi giáp biên Mường Lát.

Thân thiện ở trụ sở

Thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và khắc nghiệt, đó là cảm nhận của hầu hết thành viên trong đoàn phóng viên, quay phim đến từ Hà Nội. Trong suốt hành trình thâm nhập thực tế để tác nghiệp, chúng tôi thường xuyên gặp các em bé người Mông, người Thái trên lưng đeo gùi lũn cũn đi sau những con trâu, con bò, đàn dê… Còn hình ảnh người mẹ địu con thơ mới vài tháng tuổi, đầu đứa bé lơ thơ tóc đi giữa cái nắng hè oi ả mà cả mẹ, lẫn con đều đầu trần cũng không hiếm gặp. Trên lưng mẹ, các bé khi ngủ vùi, khi thức giấc. Có bé mỉm cười toe toét khi chúng tôi trò chuyện bằng các động tác ú òa, đùa nựng như với mọi trẻ em khác ở thành phố. Chống chọi với thiên nhiên ngay từ lúc mới lọt lòng cũng là cách thích nghi, chinh phục tự nhiên. Đôi chân của những đứa trẻ này ngày một vững vàng và quen dần với việc trèo đèo, lội suối đi học, đi làm nương, đi chăn thả gia súc. Lớn lên, rất nhiều trẻ em người Mông, người Thái, người Dao, người Khơ Mú cư trú ở Mường Lát lại bồng súng bảo vệ biên cương, bảo vệ nền ANTT của Tổ quốc.

Các chiến sỹ Công an huyện Mường Lát thăm hỏi nhân dân tại địa bàn.

Tại buổi đọc báo lúc 6h30′ ngày 8/6 tại trụ sở Công an huyện Mường Lát, tôi có dịp gặp gỡ với đa số cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Mường Lát và thấy sự tính đa dạng trong các thành phần dân tộc chính ở đơn vị này. Trong bộ quân phục của ngành, các đồng chí Công an là người Mông, người Thái, người Mường, người Kinh… sôi nổi bàn tán về tình hình thời sự trong nước, quốc tế, đặc biệt là vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo ANTT.

Nhìn qua các đầu báo, tôi thấy ngoài báo Nhân dân, báo Thanh Hóa, Công an huyện không thiếu số Báo CAND nào. Thấy các chiến sỹ Công an ở nơi xa xôi, hiểm trở đọc và coi tờ báo ngành là món ăn tinh thần không thể thiếu, là phóng viên Báo CAND, tôi rất xúc động và tự hào. Mà không chỉ có báo viết, cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện thường xuyên vào mạng Internet để cập nhật thông tin, tra cứu, giải trí nữa.

7h sáng 8/6, tôi gặp anh Sùng A Sua, người Mông vừa từ bản Loóng, xã Tam Chung đến Công an huyện. Anh Sua cho biết, anh đến để lấy đăng ký xe máy. Anh mới mua lại một chiếc xe máy Wave cũ, giá 7,5 triệu đồng làm phương tiện đi lại. Được trưởng bản, cán bộ xã, đặc biệt là anh Công an phụ trách xã hướng dẫn lên Công an huyện làm lại đăng ký để ghi tên mình là chủ xe, cách đây gần một tuần anh đi làm. “Hôm nay, tôi lên để lấy đăng ký đem về”, anh Sua nói.

Nghe anh Sua trình bày, cán bộ trực tiếp dân lập tức liên hệ với Đội CSGT – CSTT. Trong lúc chờ đợi, anh Sua lại nói chuyện bằng tiếng Mông với mấy đồng chí Gia Văn Sinh, cũng là người Mông. Chúng tôi cảm thấy giữa họ có sự thân thiện, quý mến lẫn nhau chứ không có khoảng cách của người thực thi pháp luật và công dân.

Cũng tại phòng tiếp dân, chúng tôi gặp thân nhân của phạm nhân Thao Văn Pó, người vừa bị TAND huyện xét xử về tội “Tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”. Mặc dù đường xa, nhưng khi nghe tin Pó được di lý từ Trại tạm giam Công an tỉnh (ở TP Thanh Hóa) về Mường Lát để tòa xử án, họ đã đến Công an huyện đề nghị được thăm. Để tạo điều kiện cho bà con đã lặn lội qua cả chục km đường rừng, các đồng chí Công an huyện cho phép họ gặp Pó. Cuộc gặp diễn ra rất xúc động trong một căn phòng nhỏ. Quây xung quanh Pó là những người phụ nữ Mông vận những bộ váy sặc sỡ đặc trưng. Pó khóc, vợ và các chị họ anh ta cũng khóc. Mặc dù không hiểu tiếng Mông nhưng nhìn cảnh ngồi quây quần, vỗ về nhau của họ, tôi cũng thấy được tình nghĩa vợ chồng, ruột thịt thắm thiết.

Trong những thứ đồ ăn mà người thân đem đến, tôi thấy Pó cứ giữ chặt túi mận. Pó bị bắt tạm giam khi mận chưa ra hoa, bây giờ anh ta lại ăn những quả mận hái từ vườn nhà thì làm sao không cảm động cho được. Với mức án 7 năm tù giam, đi lại vất vả, người thân đi thăm Pó ở trại giam là rất khó thực hiện nên việc Công an huyện tạo điều kiện cho họ thăm gặp, động viên nhau là rất cần thiết.

Gần gũi khi xuống bản

Chứng kiến sự thân thiện, tận tình giữa các chiến sỹ Công an với bà con tại trụ sở Công an huyện, chúng tôi thấy rõ tinh thần vì nhân dân phục vụ của các anh. Trao đổi với Đại tá Lê Thành Nghị, Trưởng Công an huyện, chúng tôi còn biết rằng, để tạo điều kiện cho bà con, đặc biệt là các cháu học sinh, từ đầu năm đến nay, Công an huyện đã tổ chức hai đợt xuống các bản làng, trường học để làm chứng minh nhân dân. Sau đó, Công an phụ trách xã sẽ đem chứng minh nhân dân xuống đưa tận tay bà con. Mặc dù đường sá xa xôi, có những nơi phải đi bộ nhưng việc cán bộ Công an đến tận nơi làm chứng minh nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho bà con, đặc biệt là để các cháu học sinh không bị thiếu chứng minh nhân dân, ảnh hưởng đến việc thi cử.

Theo chân đồng chí Gia Văn Sinh, Công an phụ trách xã Pù Nhi xuống bản, chúng tôi còn thấy rằng, việc bám bản luôn được cán bộ, chiến sỹ Công an huyện thực hiện rất tốt. Không chỉ người lớn, các cháu bé đều nhận ra và gọi đúng tên chú Sinh. Khi cùng đồng chí Lê Quang Hiền, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy xuống bản Poóng, xã Tam Chung trên đường đi tôi thấy không ít lần anh dừng lại trò chuyện với người quen. Cán bộ Công an đi đến đâu, người dân nhận ra đến đây và giữa họ trò chuyện rất cởi mở, thân tình. Nếu không bám địa bàn, không gần gũi với bà con thì rất khó có được điều này.

Cách đây vài năm, bản Poọng là một địa bàn phức tạp về ma túy do số lượng người nghiện lớn. Hiện này dù chỉ còn 2 đối tượng nghiện và nghi nghiện ma túy nhưng đây vẫn là nơi cần quan tâm đặc biệt bởi bản Poọng là địa điểm điển hình về hậu quả tàn phá của ma túy. “Cơn bão” ma túy đã kéo theo đại dịch HIV/AIDS về bản. Nhiều thanh niên, đàn ông khỏe mạnh do sử dụng ma túy, dùng chung bơm kim tiêm đã làm lây lan virus HIV. Từ họ, lây sang vợ. Nhiều người phụ nữ vô tội mắc bệnh, chết, để lại những đứa con thơ dại. Đến bản Poọng, chứng kiến cảnh những đứa trẻ mồ côi không cha, không mẹ, chúng tôi càng thấy rõ tác hại của ma túy và những hệ lụy đi theo nó. Là một địa bàn đặc biệt như vậy nên các chiến sỹ của Đội Cảnh sát phòng chống ma túy không thể không quan tâm, theo dõi.

Đi thực tế ở các bản làng ở huyện vùng cao Mường Lát, chúng tôi thấy rất rõ hiệu quả của mô hình xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT. Đây là chủ trương lớn của UBND tỉnh Thanh Hóa được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh và lực lượng Công an làm nòng cốt. Vượt qua những khó khăn về địa hình, thành phần dân cư, tập tục… mô hình này được Công an huyện triển khai đến từng bản. Mỗi xã đều có Ban chỉ đạo về ANTT do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, đồng chí Trưởng Công an xã làm phó ban. Tại các bản có Ban Bảo vệ ANTT gồm 3 thành viên nòng cốt là Công an viên; Bí thư Chi đoàn; một người do dân bản bầu. Nhiệm vụ của Ban Bảo vệ ANTT bản là tuần tra ban đêm, giải quyết các vấn đề trong phạm vi cho phép ngay tại khu dân cư.

Ngoài ra, tại một số bản còn thành lập các tổ An ninh xã hội, tổ này từ 10 hộ gia đình có cùng đặc điểm như: cùng họ, cùng địa bàn cư trú… Tại mỗi xã đều có một Công an phụ trách xã bám địa bàn để kịp thời giải quyết các vấn đề người dân yêu cầu hoặc báo cáo cấp trên xử lý. Công an phụ trách xã cũng là lực lượng gắn bó thường xuyên với cấp ủy, chính quyền. Xây dựng vững chắc thế trận ANTT ngay tại cơ sở đã giúp cơ quan Công an trong việc nắm tình hình, đảm bảo tốt TTATXH trên địa bàn.

Hưởng ứng cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, Công an huyện Mường Lát tiếp tục bám bản, bám địa bàn, giải quyết tốt các vấn đề về ANTT. Ngoài ra, bản thân mỗi cán bộ, chiến sỹ không ngừng học hỏi, tìm hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ, lối sống của người dân bản địa để có cách ứng xử, giao tiếp đúng mực. Đồng thời, thông qua cuộc vận động này để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm điều lệnh CAND.


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT tại Bình Định

0 nhận xét

Ngày 11/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đến khảo sát thực tế tình hình triển khai và ứng dụng CNTT tại các cơ quan Nhà nước tại tỉnh Bình Định. Đây là điểm cuối cùng trong đợt kiểm tra tình hình ứng dụng và phát triển CNTT tại các tỉnh Nam Trung bộ của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định

Thăm và kiểm tra công tác ứng dụng CNTT tại UBND TP. Quy Nhơn, Sở Tài chính Bình Định và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên in Bình Định, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Bình Định là một trong những địa phương thuộc Nam Trung bộ có nhiều quan tâm tới CNTT, từ đó đã có những triển khai và ứng dụng thành công CNTT vào các hoạt động quản lý và sản xuất.

Bình Định cần chọn một số lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có triển vọng như du lịch, văn hóa, phát triển thị trường lao động… để đưa những ứng dụng CNTT vào khai thác.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bình Định không nên đầu tư vào xây dựng mạng trục, cáp quang về các xã, huyện, nên sử dụng chung hạ tầng mạng này của các doanh nghiệp CNTT đã có.

Trước tháng 8/2011, Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định có kế hoạch đăng ký tham gia vào các dự án CNTT cấp quốc gia với Bộ Thông tin và Truyền thông để tạo kinh phí hoạt động hàng năm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ cần nghiên cứu sửa đổi và hướng dẫn các tiêu chuẩn tuyển dụng cán bộ, công chức vào cơ quan Nhà nước để hoạt động trong lĩnh vực CNTT, thời gian trong tháng 8/2011.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Bình Định cần chủ động rà soát lại năng lực đào tạo nhân lực về CNTT, triển khai việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, nhất là đối với CNTT cho tỉnh nhà.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra ứng dụng CNTT trong sản xuất tại Công ty in Bình Định

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định, trong 26 cơ quan Nhà nước cấp tỉnh được điều tra có 100% cơ quan có mạng nội bộ (LAN), 83% cán bộ công chức có máy tính sử dụng thường xuyên.

Đối với cấp huyện, 100% UBND cấp huyện có mạng nội bộ,  62,8% cán bộ, công chức có máy tính sử dụng.

Tính đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị được trang bị hệ thống thư điện tử với tên miền binhdinh.gov.vn và số cán bộ công chức được cung cấp tài khoản thư điện tử là 1.405 tài khoản.

Công tác ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thời gian qua đã có tác động tích cực, từng bước góp phần làm thay đổi thói quen và lề lối làm việc cũ, chuyển dần sang phong cách làm việc mới thông qua môi trường mạng.

Tuy nhiên, kết quả điều tra thực tế cho thấy hầu hết hệ thống mạng LAN đã triển khai tại các cơ quan nhà nước đều được đầu tư và trang bị trong giai đoạn 2001-2005, do vậy nhiều trang thiết bị đã lạc hậu, một số hệ thống đã bị hỏng, cấu hình không đảm bảo cho các ứng dụng triển khai trong giai đoạn hiện nay nhưng chưa được đầu tư thay thế.

Một trong những yếu tố làm chậm quá trình phát triển về CNTT của Bình Định là do nhận thức về vai trò của CNTT trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, CBCC vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ. Nhiều cán bộ vẫn không sử dụng máy tính và internet trong công việc.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những sản phẩm in được sản xuất nhờ ứng dụng CNTT

Các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp chủ yếu ở các mức độ thấp (mức độ 1, 2). Hầu hết UBND cấp huyện đã xây dựng trang thông tin điện tử nhưng thông tin còn quá đơn giản và thiếu cập nhật; nhiều trang thông tin điện tử có cấu trúc và các yêu cầu về kỹ thuật chưa đảm bảo theo quy định.

Ban Chỉ đạo CNTT Bình Định kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ Bình Định xây dựng và hoàn thiện mô hình chính phủ điện tử trên nền tảng các phần mềm nguồn mở và công nghệ điện toán đám mây, hỗ trợ nguồn lực để Bình Định xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu nhằm đảm bảo triển khai thành công công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phổ biến, giới thiệu các mô hình mẫu về mô hình chính phủ điện tử đã được triển khai thành công tại các tỉnh thành trong và ngoài nước để các đơn vị học tập, rút kinh nghiệm.

Từ Lương


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Đồng chí Ngô Văn Dụ kiểm tra việc triển khai xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Nam Định

0 nhận xét

Trong các ngày 10 và 11-6-2011, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) do đồng chí Ngô Văn Dụ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã về làm việc tại tỉnh ta.

Tiếp đón Đoàn, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

ngo van du

Đồng chí Ngô Văn Dụ phát biểu trong buổi làm việc tại xã Hải Đường

Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả xây dựng NTM của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có 96 xã, thị trấn xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, trong đó có 1 xã điểm của Trung ương và 10 xã điểm của tỉnh. Năm 2011, UBND tỉnh đã hỗ trợ Chương trình xây dựng NTM 125,763 tỷ đồng, trong đó 10 xã điểm của tỉnh, mỗi xã được hỗ trợ

2 tỷ đồng; 85 xã, thị trấn còn lại mỗi xã hơn 1 tỷ đồng. Đến nay, có 3 xã, thị trấn đạt 11-13 tiêu chí, bằng 3,1%; 67 xã, thị trấn đạt 6-10 tiêu chí, bằng 69,8%; 26 xã đạt dưới 6 tiêu chí, bằng 27,1%. Xã Hải Đường (Hải Hậu) là xã điểm của toàn quốc xây dựng NTM đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ bản hoàn thành quy hoạch sử dụng đất. Tại 10 xã điểm của tỉnh đều hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM, đã huy động được gần 78 tỷ đồng đóng góp của nhân dân và cộng đồng xây dựng NTM. Tại 85 xã, thị trấn còn lại đã thành lập Ban Chỉ đạo, ban quản lý xây dựng NTM, đã hoàn thành điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn. Đối với 11 xã thí điểm Chương trình xây dựng NTM (của Trung ương và của tỉnh) mỗi xã tổ chức 3 lớp dạy nghề (35 người/lớp); các xã, thị trấn còn lại mỗi xã tổ chức được 2 lớp… Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng NTM tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền các chủ trương, cơ chế chính sách, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong xây dựng NTM, huy động cả hệ thống chính trị, tăng cường sự hướng dẫn của các cấp, các ngành; đẩy mạnh triển khai xây dựng các hạng mục cơ bản theo đề án; triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp làm công tác xây dựng NTM và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích, vận động các doanh nghiệp mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh về vùng nông thôn. Tỉnh đề nghị Trung ương tăng cường tuyên truyền các cách làm hay về Chương trình xây dựng NTM để các địa phương học tập, nhân ra diện rộng; Nhà nước sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá; đề nghị Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Quốc gia xây dựng NTM, các bộ, ngành Trung ương có cơ chế khuyến khích các địa phương tích cực xây dựng NTM qua việc hỗ trợ kinh phí hàng năm; Chính phủ có chính sách tín dụng ưu đãi…

Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ nêu rõ định hướng chỉ đạo của tỉnh trong Chương trình xây dựng NTM: Tỉnh quyết tâm làm tốt Chương trình xây dựng NTM, đầu tư nguồn vốn cho các xã, có bước đi chắc chắn, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, nhân dân. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mới về tuyên truyền, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tập trung cho công tác đào tạo phát triển nghề, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các cơ sở sản xuất ở nông thôn, phát triển củng cố làng nghề, nhân cấy nghề mới. Tập trung giải quyết các vấn đề của sản xuất nông nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, tập trung nhân rộng các mô hình điển hình trong tỉnh. Đồng chí đề nghị Trung ương giao cho địa phương chủ động trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Ngô Văn Dụ biểu dương kết quả xây dựng NTM tỉnh ta đã đạt được trong thời gian qua. Tỉnh đã thực hiện chủ trương xây dựng NTM với tinh thần chủ động, đúng hướng, kịp thời, được thể hiện trên nhiều mặt: Công tác khảo sát, quy hoạch; lựa chọn các xã, thị trấn xây dựng NTM và giao trách nhiệm cho các xã, thị trấn. Chủ động công việc xây dựng NTM phù hợp với thực tế địa phương. Đồng chí đề nghị tỉnh trong thời gian tới cần khảo sát, đánh giá kỹ một số tiêu chí cần thiết để định ra cách làm cụ thể; tập trung xử lý một số vướng mắc thuộc thẩm quyền của tỉnh như: dồn điển đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bố trí ngành nghề sản xuất… Tỉnh cần coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, phát hiện nhân tố mới để biểu dương, khen thưởng và nhân rộng. Đồng chí chỉ rõ: Xây dựng NTM để nhân dân được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới nhưng phải khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại; Chương trình xây dựng NTM phải tạo ra động lực mới trong nông dân. Đồng chí ghi nhận, nghiên cứu một số đề nghị của tỉnh.

Trước đó, ngày 10-6-2011, đồng chí Ngô Văn Dụ và Đoàn công tác của Trung ương đã về kiểm tra Chương trình xây dựng NTM tại xã điểm Hải Đường. Đến nay, Hải Đường đã đạt 13 tiêu chí (tăng 8 tiêu chí so với trước khi thực hiện đề án NTM). Xã phấn đấu năm 2011 đạt thêm 3 tiêu chí: thủy lợi, cơ sở vật chất văn hoá, văn hoá. Hải Đường đã quy hoạch vùng sản xuất lúa 450ha, vùng sản xuất lúa đặc sản chất lượng cao 45ha, 35ha vùng sản xuất vụ đông, 70ha trang trại chăn nuôi tập trung; điểm sản xuất CN-TTCN tập trung 3ha. Cty cổ phần đầu tư Hải Đường đầu tư 18,6 tỷ đồng xây dựng nhà máy may công nghiệp tạo việc làm cho 400 lao động. Phát triển thêm các nghề mới: thêu ren, đan bẹ chuối, thảm cói, trồng cây cảnh góp phần giải quyết việc làm cho 1.500 lao động trong xã với thu nhập bình quân từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng/người/tháng. Tổng nguồn vốn đã huy động trong Chương trình xây dựng NTM đến nay đạt trên 81,6 tỷ đồng.

Đồng chí Ngô Văn Dụ đã đến thăm, động viên cán bộ, công nhân, lao động ở Cty cổ phần đầu tư Hải Đường./.

Theo PV.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Trưởng Ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định

0 nhận xét

Ngày 12-6-2011, đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã về thăm và làm việc tại tỉnh ta.

Cùng đi với đồng chí Đinh Thế Huynh có các đồng chí: Phùng Hữu Phú, nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Đón tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Phạm Hồng Hà, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Khắc Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban TVTU, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVIII.

dinh the huynh

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa đồng chí Đinh Thế Huynh

Tại buổi làm việc, thay mặt Ban TVTU, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã báo cáo với Đoàn công tác của TW một số kết quả phát triển KT-XH Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đạt được trong thời gian qua. Năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011, trong điều kiện có nhiều khó khăn, tình hình thế giới có nhiều bất ổn về chính trị, lạm phát tăng cao, thời tiết, dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân, song Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung sự lãnh đạo khắc phục khó khăn, triển khai kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Năm 2010 là năm đầu tiên sau 3 năm, tỉnh Nam Định đã hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về KT-XH, nền kinh tế có bước phát triển mới, tổng sản phẩm GDP tăng 10,5%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 70%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp ổn định, thu ngân sách vượt dự toán được giao. Các lĩnh vực văn hoá – xã hội được quan tâm và tiếp tục có bước phát triển, ngành Giáo dục – Đào tạo tiếp tục dẫn đầu toàn quốc. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 6%. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng sản phẩm GDP ước đạt 5.365 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.827 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2010, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 1.011 tỷ đồng, đạt 76% so với dự toán. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đảm bảo dân chủ, an toàn, tiết kiệm, đúng pháp luật.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh đã đánh giá cao những kết quả phát triển KT-XH mà Đảng bộ, quân và dân tỉnh Nam Định đã đạt được trong thời gian qua. Mặc dù trong điều kiện có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất và đời sống nhân dân song Nam Định vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng bình quân GDP trên 10%, kinh tế vẫn có bước phát triển bền vững, đời sống nhân dân ổn định, tình hình an ninh chính trị, TTATXH được giữ vững. Đồng chí hoan nghênh tỉnh Nam Định đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và là một trong những tỉnh báo cáo sớm kết quả bầu cử về TW. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, đồng chí đề nghị tỉnh Nam Định cần tiếp tục có các giải pháp cụ thể giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ. Bên cạnh đó tỉnh cần quan tâm tới xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên các công trình, hạng mục trọng điểm, để Thành phố Nam Định sớm trở thành đô thị loại I, thực sự là Trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Bên cạnh nỗ lực của tỉnh, các bộ, ngành Trung ương sẽ giúp Nam Định tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Trước mắt, các cấp uỷ Đảng trong tỉnh cần triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01 của Bộ Chính trị về tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, vận dụng sáng tạo các khâu đột phá chiến lược để đề ra những quyết sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển./.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

0 nhận xét

Thực hiện thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước và nhận lời mời của Phó Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar, Thiha Thura Tin Aung Myint Oo, đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dẫn đầu đã thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar từ ngày 9-12/6.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải hội kiến Tổng thống Myanmar Thein Sein

Ngày 9/6, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã hội kiến Tổng thống Myanmar, Thein Sein.

Tại buổi hội kiến, Tổng thống Thein Sein chào mừng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm nước này đồng thời đánh giá cao những thành tựu mà nhà nước và nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới.

Tổng thống Myanmar bày tỏ hài lòng về những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, khẳng định chuyến thăm Myanmar lần này của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.

Tổng thống Thein Sein nhấn mạnh hai bên cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trong 12 lĩnh vực ưu tiên mà lãnh đạo hai nước đã thỏa thuận tháng 4/2010.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trân trọng chuyển đến Tổng thống Myanmar thư của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Phó Thủ tướng chân thành cảm ơn Chính phủ và nhân dân Myanmar về lòng mến khách và sự tiếp đón trọng thị dành cho đoàn.

Phó Thủ tướng chúc mừng những thành tựu quan trọng về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội mà Myanmar đã giành được trong thời gian vừa qua và bày tỏ tin tưởng sau thành công của cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010, Chính phủ mới ở Myanmar sẽ lãnh đạo nhân dân Myanmar xây dựng đất nước phát triển ổn định, phồn vinh và góp phần vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Myanmar; đồng thời bày tỏ tin tưởng thành công của chuyến thăm sẽ tạo ra một bước chuyển mới về chất trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã tiến hành hội đàm.

Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị-kinh tế của mỗi nước; trao đổi về tình hình quan hệ hai nước trong thời gian gần đây và thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian tới.

Hai bên cùng chia sẻ nhận định quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Myanmar trong thời gian gần đây đã có nhiều khởi sắc, nhưng vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng-tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khai khoáng, sản xuất và cung cấp thiết bị điện, sản xuất lắp ráp ôtô, xây dựng và hợp tác thương mại-đầu tư.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hợp tác và tăng cường đầu tư vào Myanmar.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Myanmar Thiha Thura Tin Aung Myint Oo nhất trí sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương của hai nước trao đổi về các biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên.

Hai bên cũng đã trao đổi một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và đánh giá cao sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ giữa hai nước trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như hợp tác 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar (CLMV), Hợp tác kinh tế 3 dòng sông (ACMECS), Hợp tác tiểu vùng Mekong (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC)… và tại các diễn đàn quốc tế khác.

Sau hội đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Phó Tổng thống Thiha Thura Tin Aung Myint Oo đã chứng kiến lễ ký các Bản Ghi nhớ Hợp tác chăn nuôi giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Thủy sản và Chăn nuôi Mianma và Hợp tác phát triển giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính và Ngân khố Myanmar.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar U Myint Hlaing và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển Kinh tế của Myanmar Tin Naing Thein. Lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam cũng đã có các cuộc gặp làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành tương ứng của Myanmar để trao đổi các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Về hợp tác kinh tế, hai bên đạt được nhất trí về việc sớm triển khai các dự án cụ thể và đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận đã có. Về chính trị, đối ngoại, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giao lưu nhân dân. Về hợp tác khu vực, Việt Nam ủng hộ nguyện vọng của Myanmar làm Chủ tịch của ASEAN năm 2014, Myanmar khẳng định lập trường liên quan đến vấn đề Biển Đông đã nêu trong ASEAN, tôn trọng thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký giữa ASEAN và Trung Quốc, phấn đấu tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Tại Nây Pi Đô, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng Phó Tổng thống Mianma Thiha Thura Tin Oong Min U dự khai mạc và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Hợp tác Kinh doanh Việt Nam – Mianma do Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và Bộ Kế hoạch quốc gia và Phát triển kinh tế Mianma đồng chủ trì.

Ngoài thủ đô Nay Pyi Taw, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã tới thăm và làm việc tại Yangon. Tại đây, Phó Thủ tướng đã tiếp Thủ hiến Yangon, dự và phát biểu tại Hội nghị giao lưu doanh nghiệp Myanmar-Việt Nam do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) và Phòng Thương mại-Công nghiệp Myanmar tổ chức, thăm một số cơ sở văn hóa của Myanmar, thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, Văn phòng đại diện Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, khai trương Khu trưng bày sản phẩm của Tập đoàn Viglacera tại Yangon./.

(TTXVN/Vietnam+)

(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

HĐXX tuyên phạt chung bị cáo My “sói” là 12 năm tù.

0 nhận xét

Sau hai ngày xét xử sơ thẩm vụ án hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản gồm các bị cáo: Đào Thị Thu Hương (tức My “sói”),15 tuổi, trú tại phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng các đồng phạm là Trịnh Thăng Long, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Đức Hoàng, Lê Quang Vinh, Ân Thế Đoàn, Hoàng Trọng Đạt và Trần Hoàng Nam (đều trú tại Hà Nội), chiều 10/6, TAND TP Hà Nội đã kết thúc phiên tòa.

So với thời điểm bị bắt một năm trước, xuất hiện trước vành móng ngựa trông My “sói” già dặn hơn. Quá trình trả lời thẩm vấn, My “sói” cúi gằm mặt như muốn giấu đi sự xấu hổ về hành vi mất hết tính người mà bị cáo và các đồng phạm đã gây ra cho những em gái vị thành niên. Vừa trả lời câu hỏi của HĐXX, My “sói” vừa bật khóc nức nở. Có lẽ, trong sâu thẳm tâm hồn của đứa trẻ này đã rất hối hận về tội lỗi đã cùng đồng bọn gây ra.

Các bị cáo tại tòa.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, do cần tiền ăn tiêu, My “sói” và Long nảy ra ý định vờ làm quen với các cô gái trẻ, sau đó rủ họ đi chơi để cướp tài sản và cưỡng ép họ đến nhà nghỉ để quan hệ tình dục. Để thực hiện hành vi phạm tội, My “sói” lên mạng Internet làm quen với các cô gái và rủ họ đi ăn, chơi và mua sắm quần áo…

Khi các cô gái trẻ đến điểm hẹn, nhóm của My “sói” xông vào cướp tiền, điện thoại, dây chuyền vàng rồi dùng vũ lực ép nạn nhân vào nhà nghỉ để hiếp dâm tập thể. Bị hại là các em gái đều ở tuổi vị thành niên.

Từ ngày 16 đến 20/7/2010, My “sói” cùng đồng bọn đã gây ra 5 vụ cướp tài sản có trị giá hơn 30 triệu đồng, 2 vụ hiếp dâm và 1 vụ hiếp dâm trẻ em. Trong một lần nhóm My “sói” đang thực hiện hành vi phạm tội với hai em gái 15 tuổi thì bị Công an phường Thành Công, quận Ba Đình (Hà Nội) phát hiện…

Xác định hành vi phạm tội của nhóm bị cáo trẻ là rất nguy hiểm cho xã hội, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hương 5 năm tù về tội hiếp dâm, 10 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em và 6 năm tù về tội cướp tài sản. Hình phạt chung bị cáo Hương phải thi hành là 12 năm tù (hình phạt chung thấp hơn mức án đối với từng tội danh do bị cáo phạm tội khi ở tuổi vị thành niên).

Bị cáo Long 30 năm tù cho 3 tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản. Các bị cáo khác tùy theo mức độ phạm tội mà bị HĐXX tuyên án từ 4 năm tù giam đến 30 năm tù giam

Nguyễn Hưng

(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →