Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng

Cảm nhận từ sự giao thoa giữa 2 thế hệ cứu nạn

0 nhận xét

cứu nạn

Trong buổi chiều trao thưởng cho những cán bộ, chiến sĩ Đội cứu hộ cứu nạn tàu Dìn Ký, chúng tôi thấy những cán bộ, chiến sĩ lên nhận thưởng, xen kẽ với những người tóc ngả hoa râm là những chiến sĩ vừa mới vào nghề. Họ khác biệt nhau nhiều về tuổi tác, về tầm vóc, về kinh nghiệm nhưng dường như trong cái nghề lúc nào cũng muốn “thất nghiệp” này chúng tôi thấy trong họ đều toát ra một chữ, đó là chữ “Tâm” của những người cứu hộ.

Những ngày đeo bám vụ tàu Dìn Ký chìm, trời nắng như thiêu đốt, dưới sông nước chảy cuồn cuộn, ngứa ngáy, hình ảnh mà chúng tôi cảm nhận được là sự giao thoa giữa hai thế hệ cứu nạn để làm nên những chiến công mà không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm chực chờ dưới đáy sông, dò tìm từng khu vực dù là nhỏ nhất để tìm ra nạn nhân nhưng những động tác này những người dân chứng kiến ở trên bờ cho là rề rà, chậm chạp, nhưng nếu một lần ngồi bên họ nghe bàn bạc triển khai kế hoạch tìm kiếm nạn nhân ắt hẳn người chứng kiến phải thốt ra lời… xin lỗi.

Thay những bộ đồ lặn, bình ôxy là những bộ trang phục chỉnh chu, tươm tất, quân hàm, quân hiệu nhìn các chiến sĩ cứu hộ như những người khác lạ hoàn toàn. Chỉ cách đây vài ngày, những con người này đã lặn ngụp dưới dòng nước sông Sài Gòn chảy xiết sâu hơn 20m để rà tìm con tàu Dìn Ký và đưa lên bờ 15 người gặp nạn. Trong buổi nhận bằng khen, một số cán bộ, chiến sĩ tham gia trong những ngày cứu hộ tàu Dìn Ký không có mặt. Hỏi ra mới biết, chưa kịp phơi bộ đồ lặn cho khô, những cán bộ, chiến sĩ này lại tiếp tục lên đường nhận công tác, số người tham dự buổi lễ có người đã chuẩn bị hành trang sẵn để khi vừa kết thúc buổi lễ là họ khăn gói lên đường công tác ở các tỉnh bạn.

Nhắc lại vụ Dìn Ký là nhắc đến nỗi đau mà có lẽ trong cuộc đời cứu hộ đây là lần đầu tiên họ rơi nước mắt nhiều đến vậy. Nhắc lại quá trình cứu hộ, Thượng tá Đặng Tiến Dũng – Trưởng phòng Cứu nạn cứu hộ thuật lại: Khó khăn, vất vả, nguy hiểm đang rình rập dưới dòng nước lạnh buốt sau cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ nhưng nhìn người thân của các nạn nhân trên bờ gào thét, đau xót nên ý chí của những người lính cứu nạn, cứu hộ quyết tâm đưa cho bằng được những thi thể nạn nhân bị mắc kẹt dưới khoang tàu lên bờ.

Thượng tá Dũng kể lại: Lục bình giăng kín mặt sông, vị trí tàu thì không xác định được, các chiến sĩ lạnh run trong làn nước vì cơn mưa vẫn còn rỉ rả. Quần thảo trên đoạn sông hơn 1.000m phía Bình Dương và bên bờ Hóc Môn (TP HCM) nhưng dấu vết của con tàu gặp nạn mất dạng trong màn đêm đen kịt. Trên bờ, tiếng gào thét của người thân nạn nhân như ai oán. “Nghe thôi mà đau lòng lắm!”. 7 giờ trồi lên lặn xuống, cảm giác bất lực mệt mỏi và áp lực đè nặng lên vai các chiến sĩ.

cứu nạn

Trời tờ mờ sáng. Mặt sông Sài Gòn lục bình đã thưa dần và thoáng hơn. Kinh nghiệm hàng chục năm gắn bó với nghề, trong thời điểm mặt sông lặng im này thì việc xác định vị trí của tàu chìm sẽ dễ dàng hơn, ông Nguyễn Ngọc Tốt chỉ huy một tổ cứu hộ phát hiện trên mặt sông một số phao cứu, mảnh gỗ thuyền, áo phao nổi lên cùng với một vệt dầu loang. Lần theo dấu vết này, ông Tốt xác định vị trí tàu chìm cách khu du lịch Dìn Ký khoảng 150m.

Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khoanh vùng, hai đồng chí Nguyễn Chí Thành và Võ Minh Thiện đã tiến hành cột dây làm điểm mốc báo hiệu, xác định vị trí của tàu.

“Dòng nước chảy xiết nên dù phát hiện được vị trí con tàu nhưng việc tiếp cận gặp rất nhiều khó khăn. Đội hình được chia làm bốn tổ: tổ lặn vào trong con tàu, tổ ở vị trí ngoài tàu, tổ trung chuyển và một tổ tiếp nhận nạn nhân (đứng trên thuyền cứu hộ). Việc thao tác phải nhịp nhàng giữa các tổ vì chỉ cần một sai sót là coi như phải gánh lấy hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến tính mạng của các chiến sĩ” – ông Tốt chia sẻ.

Trên bờ nắng gay gắt, hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng ken chặt hai bên bờ sông. Nhiều người tỏ ra sốt ruột: “Tìm thấy tàu rồi sao không đưa lên cho rồi sao cứ thấy người nhái nhảy xuống trồi lên hoài! Thiệt chán”. Câu nói của người dân vô tình thốt lên làm chúng tôi cảm thấy quặn người lại.

Nhiều lần theo chân các anh đi cứu người gặp nạn, chúng tôi cũng hiểu những qui trình trong công tác tìm kiếm, xác định vị trí, nạn nhân. Chuyện tìm kiếm trên bờ đã khó nay phải mò mẫm dưới dòng nước sâu hơn 20m với bao nhiêu nguy hiểm chực chờ. Ngồi trên bờ thấy thời gian qua nhanh mà không thấy đưa nạn nhân lên bờ, ai cũng sốt ruột nhưng người dân không biết dưới nước, một cuộc chiến sinh tử thật sự đang diễn ra đối với các chiến sĩ mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Cũng lấy những hiểu biết bập bõm này giải thích cho người dân nghe và cũng được họ gật gù, ừ… à… hiểu chuyện, thông cảm!

… Cái khó của lực lượng là làm sao tiếp cận được tầng trệt nơi có nhiều nạn nhân gặp nạn nhất. Trong lúc khảo sát con tàu đã một lần dựng ngược dưới lòng sông khiến các chiến sĩ phải bơi “trồi” lên mặt nước, liệu con tàu còn dở chứng nào khác khi các tổ lặn bắt đầu tiếp cận! Con tàu đang nằm giữa sông Sài Gòn ở độ sâu hơn 20m, nghiêng bên trái, các cửa sổ đều đóng kín. Ở đầu và đuôi tàu, các vật dụng bàn ghế trên tàu lại chắn lối ra vào nên cán bộ, chiến sỹ không thể vào bên trong bằng hai lối này.

Cứu nạn

Trời càng về trưa càng nắng gắt, cuộc họp chớp nhoáng  trên ca nô và phương án là phá cửa sổ tàu để vào bên trong. Tầng hai con tàu được khai thông nhưng hàng giờ lặn mò trong khoang này không phát hiện được thi thể nào.

Giữa trưa, con nước chảy nhẹ, công tác tìm kiếm 16 nạn nhân được triển khai ngay. Tổ lặn đầu tiên của đợt lặn thứ hai do Trung tá Nguyễn Văn Công (Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ dưới nước) và Trung úy Huỳnh Văn Tuấn – (Phó Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ khác) xác định phải vào được tầng trệt của con tàu. Do các cửa sổ con tàu đóng kín nên phương án phá cửa sổ các khoang được chấp nhận. Trung tá Công, Trung uý Tuấn, Trung uý Thành, Thượng sỹ Thiện  nhanh chóng triển khai phá cửa sổ tàu.

Trung úy Huỳnh Văn Tuấn thuật lại: “Sau gần 15 phút, cánh cửa mới bung ra. Trong bóng tối nhóm lặn mò mẫm theo cảm giác và bị các vật dụng sinh hoạt như bàn ghế, quạt điện, chén, tủ… gây cản trở lối vào. Vừa tìm nạn nhân vừa chuyển đồ vật ra ngoài tạo lối thông thoáng. Khi tiếp cận được khoang tàu, một số chiến sĩ bị xây xát và chóng mặt bởi dòng nước xoáy”.

Trung úy Nguyễn Chí Thành xúc động, trong lúc mò mẫm dưới lớp bùn đất thì tổ lặn phát hiện xác chết đầu tiên và kéo tay nạn nhân để đưa ra khỏi mặt nước nhưng dường như có một thứ gì đó cố níu kéo lại. Sau khi tìm nguyên nhân, anh em trong tổ phát hiện thi thể một người lớn và một trẻ em trong tư thế ôm chặt lấy nhau. “Hình  ảnh hai mẹ con trong tư thế giữ chặt nhau đã in sâu vào tâm trí của những CBCS làm công tác lặn mò tìm nạn nhân. Chúng tôi không kìm được cảm xúc, lòng quặn thắt và phải cố lắm mới gỡ được hai mẹ con ra đưa vào bờ” – Trung úy Thành  xúc động.

13h các thi thể nạn nhân được xác định bị bùn vùi lấp lên trên gây khó khăn cho công tác mò, tìm nhưng với quyết tâm cao, sau 45 phút, 9 thi thể được đưa lên khỏi mặt nước. Tiếng khóc của gia đình nạn nhân bao trùm cả khúc sông Sài Gòn vốn dĩ vắng lặng này.

Bất ngờ, sợi dây neo con tàu gặp nạn bị bung do nước chảy quá xiết. 9 nạn nhân đã được đưa vào bờ, số nạn nhân còn lại vẫn còn trong khoang tàu, nước chảy mạnh như thế này, khả năng những nạn nhân còn lại sẽ bị trôi ra ngoài. Nhưng nếu lúc này cố đưa đội cứu hộ xuống đưa thi thể các nạn nhân lên rõ ràng là rất nguy hiểm. Công tác lặn mò thi thể dừng lại. Người đầu tiên xác định điểm cột dây vị trí vào khoang tàu nên Đội trưởng Nguyễn Văn Công tiếp tục lặn xuống con tàu cột lại dây điểm vào khoang. Con nước bắt đầu lặng, tổ cứu hộ gồm 5 đồng chí tiếp tục công tác đưa thi thể các nạn nhân lên. Hơn 2 giờ lặn mò, 6 thi thể tiếp tục được đưa lên bờ.

Cả đội mệt nhoài. Những chiến sĩ mới được tăng cường thêm cũng thở không ra hơi nhưng khi dò xét danh sách những người mất tích, cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi) vẫn chưa được tìm thấy. Người mẹ trẻ ôm đứa con gái vào lòng, ánh mặt vô vọng như cầu khẩn, mong mỏi được tìm thấy con trai mình tiếp thêm động lực để lực lượng lao xuống lòng sông chui vào con tàu lặn mò tìm kiếm.

“Nước triều lên, con tàu hết nghiêng trái rồi nghiêng phải, nếu cố gắng mò tìm thì ngay cả các chiến sĩ lặn cũng bị kẹt bên trong. Dù rất đau lòng nhưng công tác tìm kiếm cũng phải dừng lại!” – Trung úy Tuấn diễn tả lại hình ảnh các chiến sĩ gặp nguy hiểm lúc tìm cháu Khánh.

Những ngày qua các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân, giải quyết hậu quả sau vụ đắm tàu Dìn Ký, còn đối với những người lính cứu hộ, hình ảnh những nạn nhân trong vụ đắm tàu này không thể lãng quên trong tâm trí họ. Tiếp tục với công việc rèn luyện hằng ngày, tiếp tục với những chuyến công tác lặn mò với bao sự hy sinh thầm lặng, chúng tôi hiểu để làm được điều này cái “Tâm” trách nhiệm của họ thật sáng. Những năm qua, điều kiện để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã được quan tâm để các chiến sĩ có điều kiện tốt trong công tác tìm kiếm.

Trong buổi lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ông Lê Minh Trí cho rằng, việc hỗ trợ tỉnh Bình Dương cứu hộ và đưa 15 thi thể nạn nhân lên bờ của lực lượng Phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP HCM là rất tốt. Tuy nhiên khi so sánh lực lượng cứu hộ của ta và các nước bạn chúng ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

“Để có những trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng như quỹ đất để xây dựng trung tâm cứu hộ, Sở Cảnh sát PCCC TP HCM cần nhanh chóng đề xuất phương án với UBND TP. Có như vậy, công tác cứu hộ cứu nạn mới kịp thời hơn, nhanh chóng hơn và giảm thiểu nỗi mất mát về tài sản và con người! – ông Trí nhấn mạnh.

Mong rằng sự quan tâm của UBND TP sẽ là động lực để các chiến sĩ cứu hộ nối tiếp kinh nghiệm của những người đi trước và có trong tay những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác cứu hộ tốt hơn, mất mát sẽ giảm đi nhiều hơn. Chúng tôi tin là vậy!

Minh Đức


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →