Đồng chí Phạm Minh Chính tham dự đêm hội Hạ Long thần tiên

0 nhận xét

Phát biểu tại điểm cầu Hạ Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Vịnh Hạ Long đã 2 lần được công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới và đang có cơ hội lớn để trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

 

Để tôn vinh di sản thiên nhiên của Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, Phó Thủ tướng đã gửi thông điệp kêu gọi các đồng chí, đồng bào, chiến sỹ, người Việt Nam sống, học tập và làm việc tại nước ngoài, tất cả người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hãy bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.Với tình cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, Phó Thủ tướng Chính phủ tin tưởng Vịnh Hạ Long sẽ trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Đồng chí Phạm Minh Chính tham dự  Cầu truyền hình mang tên “Hạ Long thần tiên”

Đồng chí Phạm Minh Chính tham dự Cầu truyền hình mang tên “Hạ Long thần tiên”

Tại điểm cầu Hà Nội, đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: Cuộc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới có ý nghĩa lớn lao, khẳng định lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.

Điều đó được chứng minh: trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để quảng bá cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Và thông qua cuộc bầu chọn, không chỉ những người dân Việt Nam mà tất cả bạn bè quốc tế đều yêu thích và quan tâm bầu chọn cho Vịnh Hạ Long.

 

Bên cạnh đó, đồng chí cũng gửi tới thông điệp “đất nước Việt Nam có thiên nhiên đẹp” nhằm kêu gọi tất cả nhân dân và du khách hãy giữ gìn bảo vệ các di sản, bảo vệ môi trường.

 

Phát biểu tại điểm cầu Hạ Long, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã, đang và sẽ bầu chọn cho Vịnh Hạ Long và mong muốn Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Đồng chí khẳng định: 4 chữ “Hạ Long – Việt Nam” luôn trong trái tim của mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế.Và để Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, đồng chí đã kêu gọi tất cả khán giả tại 4 điểm cầu và tất cả người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đang xem cầu truyền hình hãy bầu cho Vịnh Hạ Long./.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta có lý thì không sợ gì cả

0 nhận xét

Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”.

Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ sáng 27-10. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: VIỆT DŨNG

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh - Ảnh: VIỆT DŨNG

- Với vị thế nước ta hiện nay, nhiều quốc gia khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có nhiều nước lớn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Từ hợp tác ở một vài lĩnh vực cụ thể đi đến hợp tác toàn diện và từ hợp tác toàn diện phát triển thành hợp tác chiến lược. Bản thân nước ta cũng mong muốn hợp tác với các nước trên thế giới với tư tưởng lớn “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Chúng ta tăng cường quan hệ với các nước để xây dựng đất nước mình, đồng thời đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

“Muốn tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, chúng ta phải tạo ra được cách hiểu giống nhau, cách luận giải giống nhau về luật pháp, chứ không thể nào mỗi nước lại luận giải theo cách của mình, có lợi cho mình. Trong cộng đồng quốc tế phải làm sao để có cách luận giải và hành xử thống nhất dựa trên cách hiểu chung đó”

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh

Vấn đề đặt ra là khi đã đi đến hợp tác toàn diện và cao hơn nữa trong quan hệ quốc tế thì độ tin cậy là điều quan trọng hàng đầu – quan hệ quốc phòng là một trong những trụ cột để xây dựng độ tin cậy này. Vì vậy, nội dung lớn nhất trong quan hệ quốc phòng giữa nước ta với các nước là tăng cường sự tin cậy. Lòng tin ấy cần phải xây dựng và củng cố từ ít trở nên nhiều, từ chỗ mang tính chất tượng trưng đi đến hợp tác trên thực tế. Và chúng ta cũng tạo cho bạn bè quốc tế lòng tin đối với Việt Nam, một đất nước chăm lo cho lợi ích của đất nước mình, đồng thời luôn tôn trọng lợi ích của quốc gia khác.

* Cụ thể độ tin cậy được thể hiện như thế nào trong chủ đề liên quan đến biển Đông, thưa thứ trưởng?

- Đối với những khác biệt, tranh chấp trong vấn đề biển Đông thì độ tin cậy là yếu tố quyết định để giải quyết nhằm đem lại lợi ích chính đáng và bình đẳng cho các bên. Thứ nhất và trước hết, độ tin cậy phải dựa trên cơ sở lợi ích. Chúng ta đương nhiên phải bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước mình nhưng cũng phải nhìn nhận lợi ích của các nước khác thì mới tạo ra độ tin cậy lẫn nhau. Thứ hai, cách hành xử phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Hệ thống luật pháp quốc tế không thể lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, nhưng đó là cái khung, là tiêu chí chung để chúng ta tuân thủ. Nếu một nước nào hành xử hoặc phát ngôn không coi trọng luật pháp quốc tế thì nước ấy không thể tin cậy. Thứ ba, phải công khai minh bạch. Ở đây không có nghĩa là chỉ nói để cho người ta thấy cái hay, cái tốt của mình, mà công khai minh bạch để tạo ra độ tin cậy. Nếu ai đó có vấn đề gì thì mới phải giấu, còn khi chúng ta đúng, chúng ta có lý thì không sợ gì cả.

Trong ba yếu tố trên, không thể thiếu bất cứ yếu tố nào. Độ tin cậy cũng không thể tự nhiên có hoặc luôn đầy đủ, mà nó phải là kết quả của sự phấn đấu phát triển từng bước. Cần sự hợp tác, sự góp sức và cần cả sự đấu tranh của các bên. Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đã có sự tin cậy rồi thì không có nghĩa là nó tồn tại mãi mà các bên phải luôn tăng cường lòng tin bằng những hành động thực tế.

* Vừa qua có những dư luận khác nhau về cách ứng xử của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông. Cụ thể là có dư luận quốc tế nói rằng Việt Nam đang muốn lôi kéo một bên thứ ba vào để làm đối trọng với nước khác. Ngược lại cũng có dư luận đặt vấn đề Việt Nam đang muốn “đi đêm” với một nước khác. Ông nghĩ sao?

- Đó là những suy nghĩ khi người ta không có cái nhìn toàn diện và tổng thể, đặc biệt là thiếu cái nhìn mang tính hệ thống về chính sách đối ngoại của chúng ta. Ví dụ cùng một lúc chúng ta triển khai mối quan hệ với nhiều nước và những nước này có thể có vấn đề nào đó va chạm lợi ích với nhau. Thế nhưng xuất phát từ tính độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại, chúng ta quan hệ với các nước xuất phát từ lợi ích của đất nước, là quyết tâm của chính chúng ta, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào và cũng không ngại quan hệ ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ khác.

Vì sao như vậy? Vì trong tất cả các mối quan hệ chúng ta đều có nguyên tắc, đó là quan hệ của ta với nước nào đó không phương hại đến lợi ích của nước thứ ba. Đây là nguyên tắc rất cơ bản và quan trọng. Vì vậy trong đối thoại với các nước, không bao giờ chúng ta đem chuyện nước này để nói xấu với một nước khác. Nếu anh không tốt, ứng xử không đàng hoàng thì tôi sẽ nói với anh chứ tôi sẽ không đem vấn đề đó đi nói với người khác. Và nếu chúng ta chỉ đi theo một hướng thì không thể có vị thế đất nước và độc lập tự chủ như hiện nay. Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn – Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu.

“Việt Nam có thái độ rất trách nhiệm”

* Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai bên đã ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Riêng lĩnh vực quốc phòng sẽ có các bước góp phần triển khai thỏa thuận này ra sao, thưa thứ trưởng?

- Nhìn bề ngoài chúng ta thấy thỏa thuận này là một thành công trong quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Có thể thấy ngay là nó đã làm dịu đi tình hình, bớt đi những căng thẳng do những khác biệt và va chạm diễn ra trên biển Đông. Thỏa thuận này cũng khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của hai bên về việc xử lý vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng khẳng định tính độc lập tự chủ và thái độ trách nhiệm của Việt Nam khi nói rằng mọi vấn đề sẽ được xử lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, phải tôn trọng lợi ích của các nước trong khu vực mà cụ thể là thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông) và phải công khai minh bạch.

Với những người hiểu sâu vấn đề hơn, nhất là với những người làm công tác quốc phòng, thì có thể nói đây là một thành công lớn. Ở chỗ là chúng ta đã khẳng định với nhau một con đường hai bên đều hưởng ứng, đó là xử lý vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế… Chúng ta không nên nhìn ở tiểu tiết mà nhìn vào những vấn đề đại cục, bao quát đã đạt được.

Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng, cụ thể là giao lưu quốc phòng các cấp, từ bộ trưởng cho đến các quân binh chủng, tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác hải quân… giữa hai nước. Chúng ta cũng tìm và trao đổi những giải pháp để xử lý từng bước vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Tôi nhấn mạnh: luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Nếu chỉ có luật pháp quốc tế, nhưng một bên không chấp nhận thì cũng không được, ngược lại chúng ta tự thỏa thuận với nhau cũng không được mà phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đặc biệt là hai bên phải thực hiện nghiêm cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng ta cần thực hiện rất gương mẫu và nghiêm chỉnh thỏa thuận này và chúng ta cũng yêu cầu Trung Quốc như vậy.

* Tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN hẹp diễn ra mới đây, có ý kiến nào nêu vấn đề liên quan đến nội dung trong thỏa thuận nêu trên không, thưa ông?

- Trong hội nghị, tất cả các đoàn đều bày tỏ mong muốn hiểu rõ hơn về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì thỏa thuận này có liên quan đến lợi ích của họ – những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, các nước trong khu vực, ngoài ra là những nước có lợi ích liên quan đến biển Đông. Tôi đã thông báo với các trưởng đoàn ASEAN những tinh thần cơ bản của bản thỏa thuận gắn với những vấn đề quốc phòng. Tất cả trưởng đoàn đều phát biểu đánh giá cao thỏa thuận này, họ thấy rằng Việt Nam rất có trách nhiệm với lợi ích của họ, với lợi ích của khu vực. Việt Nam không chỉ vì lợi ích của mình để thỏa thuận, bởi tinh thần DOC được tôn trọng, luật pháp quốc tế được đảm bảo, xử lý vấn đề bằng các biện pháp hòa bình, và đây chính là lợi ích chung của các nước.

Những lời nói gây hấn sẽ bị lên án

* Ông có thể thông tin thêm về hai nội dung cụ thể liên quan quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc, đó là việc thiết lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước và thí điểm tuần tra chung trên biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp?

- Hai nội dung này nằm trong thỏa thuận của hai bộ quốc phòng từ trước, đang được triển khai và được nhắc lại trong tuyên bố chung giữa hai bên. Việc thiết lập đường dây nóng về mặt kỹ thuật đang làm, nhưng quan trọng nhất là ý nghĩa mang tính biểu tượng, bởi vì như vậy hai bộ trưởng quốc phòng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau bất cứ lúc nào. Đây là một việc hết sức quan trọng để cùng gìn giữ hòa bình, xây dựng tinh thần hợp tác.

Việt Nam và Trung Quốc đã có tuần tra chung trên biển, tàu hải quân thăm lẫn nhau… Trên bộ thì chúng ta đã xây dựng được một đường biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển, như vậy bên cạnh tác dụng thực tế là giữ an ninh, bảo vệ giao lưu hòa bình trên biên giới, việc tuần tra chung trên bộ cũng mang tính biểu tượng rất quan trọng – đó là hai bên quyết tâm cùng nhau tôn trọng đường biên giới đã phân định.

* Ở trên ông có nhắc đến nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, thực tế ở Trung Quốc có một số cơ quan truyền thông đăng tải một số ý kiến không theo nguyên tắc này, thậm chí là đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam và Philippines. Ông muốn nói gì với những ý kiến như vậy?

- Trước hết tôi không cho đó là những ý kiến mang tính chất chính thống và không đánh giá nghiêm trọng lắm về những phát biểu như vậy. Với một đất nước to lớn và dân số đông như Trung Quốc thì ý kiến khác nhau là bình thường. Tuy nhiên ý kiến chính thống thì đã được thể hiện trong tuyên bố chung giữa lãnh đạo cấp cao hai bên.

Tôi tin rằng những ý kiến mang tính chất gây hấn trên một số phương tiện truyền thông như vậy sẽ ít dần đi, trước hết bằng biện pháp của hai đảng, hai nhà nước không để cho những ý kiến đó xuất hiện trên những tờ báo chính thống. Nhưng từ từ theo thời gian, khi chúng ta đã xây dựng được lòng tin, chúng ta đã tìm được con đường để giải quyết từng bước những khác biệt như vấn đề tranh chấp trên biển Đông thì bản thân người dân Trung Quốc, cả những người đang nói theo kiểu cách hung hăng như vậy sẽ phải thấy rằng họ không nên nói như vậy vì sẽ không được ai ủng hộ, không ai đọc và nếu có đọc thì người đọc sẽ lên án. Không phải chỉ chúng ta mà chính người đọc Trung Quốc sẽ lên án họ.

* Xin được hỏi thẳng: thứ trưởng có nghe và có biết về một số dư luận liên quan đến chuyến công tác của ông tại Trung Quốc vừa qua (tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc phòng giữa bộ quốc phòng hai nước Việt Nam – Trung Quốc) khi ông nói: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của Việt Nam” và việc ông “thông báo về chủ trương xử lý việc tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”?

- Trước hết nói về chuyện tụ tập đông người. Những điều tôi nói nằm trong chỉ thị của Chính phủ về việc này. Ngay lần tụ tập đông người đầu tiên, khi tôi đang ở Singapore tham dự Đối thoại Shangri La lần 10 (tháng 6-2011), tôi đã nói ý kiến cá nhân là không nên, vì điều đó không giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ những người tham gia tụ tập, trong đó có các bạn trẻ, đều là những người yêu nước. Tuy nhiên, chúng ta không thiếu gì cách để biểu thị thái độ của mình, và chúng ta không thiếu gì dũng khí để biểu thị khi cần thiết. Việc đó (tụ tập đông người) không đem lại kết quả gì cả. Và đến lúc việc đó ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị không chỉ đối ngoại mà cả đối nội, thì tôi cho rằng cần chấm dứt.

Về việc Việt Nam không có chủ trương quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là thông tin chính xác. Những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc thì rõ ràng phải giải quyết với Trung Quốc, chúng ta không thể và cũng không cần nhờ ai giải quyết. Ở đây phải quay trở lại những nguyên tắc cơ bản, đó là trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch. Câu nói của tôi bị cắt giữa chừng. Tôi đã nói nguyên văn là: “Không quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dù vấn đề giữa hai nước với nhau thì vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Đối với những vấn đề trên bình diện quốc tế như an ninh, an toàn hàng hải… thì phải giải quyết trên bình diện quốc tế, những vấn đề của nhiều hơn hai nước mà người ta gọi là đa phương thì phải giải quyết đa phương…”.

“Tin tưởng nhưng chưa thể yên tâm”

* Trong thời gian hơn hai tháng vừa qua, ông đã có nhiều chuyến công du hoặc tháp tùng lãnh đạo Nhà nước hoặc dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam tham gia các hoạt động đối ngoại quốc phòng. Đâu là chuyến đi để lại cho ông ấn tượng tốt nhất?

- Nói chung tất cả chuyến đi đều có kết quả mà tôi thấy hài lòng, kể cả đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cuba… Lý do rất cơ bản là qua đó thấy thế nước của chúng ta đang lên, lòng tin của các nước đối với Việt Nam đang lên. Họ vừa có thiện cảm với Việt Nam, đồng thời cũng thấy quan hệ với Việt Nam thì họ có lợi. Tuy nhiên, nếu để nói chuyến đi nào để lại tình cảm sâu đậm, ấn tượng về sự thủy chung trong quan hệ quốc tế thì phải nói đến chuyến đi Ấn Độ mà tôi được tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một điều rất dễ thấy ở Ấn Độ là từ người lãnh đạo cao nhất cho đến người dân bình thường đều có thiện cảm với Việt Nam và họ cũng rất hiểu Việt Nam. Tại Ấn Độ, bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ với trang phục truyền thống giản dị, chân tình đã đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và khẳng định với Chủ tịch nước là quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.

* Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Ấn Độ đã nói “chúng tôi cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng”. Về phía Hoa Kỳ cũng nhiều lần khẳng định “có lợi ích quốc gia” trong tự do hàng hải… Chúng ta đón nhận các tuyên bố đó như thế nào?

- Khi những nước lớn tuyên bố họ có lợi ích quốc gia ở khu vực biển Đông thì Việt Nam tôn trọng. Thứ nhất, vì căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, trong vùng biển quốc tế họ được tự do đi lại, được quyền làm những điều mà luật pháp quốc tế cho phép… Thứ hai, với điều kiện những tuyên bố đó đi kèm với cách hành xử hòa bình và xây dựng, tôn trọng lợi ích của Việt Nam và các nước trong khu vực.

* Đến nay, so với mấy tháng trước đây, sau nhiều hoạt động ngoại giao của lãnh đạo các cấp thì tình hình trên biển Đông đã dịu hơn. Có phải sự tin tưởng đã có bước tiến?

- Đúng thế! Chúng ta tin tưởng vì đã đạt được những thỏa thuận rất cơ bản với Trung Quốc, với các nước lớn khác cũng như các nước trong khu vực để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tin tưởng thì có nhưng chưa thể yên tâm, vì muốn biến niềm tin đó thành hiện thực thì chúng ta phải phấn đấu, phải cố gắng hết sức, tất cả các nước phải có thiện chí và nỗ lực chung. Trong xu thế chung của thế giới hiện nay, có đủ cơ sở để tin rằng nếu chúng ta kiên trì, giữ được độc lập tự chủ, giữ được đường lối đối ngoại hòa bình, đa phương hóa, đa dạng hóa thì sẽ đi đến đích.

* Xin cảm ơn thứ trưởng.

ĐÀ TRANG – VÕ VĂN THÀNH thực hiện


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Đồng chí Phạm Minh Chính: Cần đổi mới thu chi ngân sách để sát với tình hình thực tế

0 nhận xét

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã nhấn mạnh như vậy khi kết luận về nội dung dự toán thu chi ngân sách năm 2012.

Sáng nay, 28-10, tại TP Hạ Long, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục chương trình làm việc của hội nghị thường kỳ tháng 10-2011, dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thảo luận các nội dung: Tình hình thực hiện dự toán ngân sách (NSNN) năm 2011, dự kiến phân bổ dự toán ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2012; kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012.

Hội nghị đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Tài chính trình bày báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2011, và dự kiến phân bổ dự toán NSĐP năm 2012.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị

Theo đó, thu NSNN trên địa bàn năm 2011 ước thực hiện trên 26.344 tỷ đồng, đạt 116% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 118% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ hoạt động XNK ước thực hiện 13.000 tỷ đồng, đạt 102% dự toán, bằng 106% so với cùng kỳ; thu nội địa (phần cân đối ngân sách) ước thực hiện 13.100 tỷ đồng, đạt 132% so với dự toán, bằng 135% so với cùng kỳ; các khoản thu để lại quản lý qua NSNN ước thực hiện gần 195 tỷ đồng, đạt 135% so với dự toán, bằng 110% so với cùng kỳ. Tình hình chi ngân sách đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị.

Về kế hoạch thu NSNN năm 2012, dự toán của Bộ Tài Chính giao cho tỉnh: Thu NSNN trên địa bàn là 28.751 tỷ đồng, trong đó thu từ hoạt động XNK là 13.200 tỷ đồng, thu nội địa 15.551 tỷ đồng, số thu cân đối NSĐP được hưởng là 12.495 tỷ đồng. Phương án giao thu NSNN của UBND tỉnh là 28.983,8 tỷ đồng, các khoản thu được để lại quản lý qua NSNN là 232,8 tỷ đồng. Dự toán chi NSĐP năm 2012 là 13.192,1 tỷ đồng, tăng 53% so với dự toán năm 2011.

Hội nghị cũng đã nghe báo cáo kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012. Theo báo cáo, nhu cầu vốn xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2011 của các dự án là 18.952 tỷ đồng, trong đó riêng kế hoạch năm 2011 cần bố trí để đảm bảo quy định của nhà nước là 8.459 tỷ đồng, trong quá trình thực hiện đã phát sinh phải cân đối 1.304 tỷ đồng, đưa tổng nhu cầu của năm 2011 lên 9.763 tỷ đồng. Dự kiến hết năm 2011, nguồn vốn đầu tư phát triển cân đối cho các nhu cầu XDCB là 4.511 tỷ đồng, bằng 47,5% nhu cầu. Như vậy nhu cầu phải chuyển sang kế hoạch năm 2012 tiếp tục cân đối trên 5.000 tỷ đồng.

Tổng nhu cầu đầu tư phát triển theo các quyết định đầu tư của kế hoạch năm 2012 là trên 12.500 tỷ đồng. Dự kiến kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2012 là trên 4.000 tỷ đồng.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận, kiến nghị các giải pháp để thực hiện vượt thu 10% trong năm 2012 so với dự toán của Bộ Tài chính giao như: Kiên quyết thu từ các dự án đã phê duyệt nay còn nợ đọng; tăng cường thu phí, lệ phí từ các hoạt động dịch vụ; nâng mức thu phí tham quan khi Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới; ưu tiên vốn cho các công trình đối ứng vốn của T.Ư và các công trình xây dựng nông thôn mới…

Kết luận nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phát biểu: Kết quả thực hiện dự toán thu chi ngân sách năm 2011 của tỉnh tương đối tốt, chi ngân sách đảm bảo đúng mục đích; đồng thời chỉ đạo UBND tỉnh cần đánh giá bổ sung hiệu quả chi tiêu, đầu tư để rút ra những bài học kinh nghiệm.

Về nhiệm vụ năm 2012, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo trong điều kiện khó khăn hiện nay, phải tăng thu để chi cho đầu tư phát triển. Đặc biệt, cần đổi mới cách chi tiêu để chống tiêu cực, tham nhũng, tránh dàn trải; tiếp tục giảm chi thường xuyên (khoảng 10%). UBND tỉnh cần chỉ đạo rà soát các dự án, cương quyết cắt các dự án chưa cần thiết, thu hồi các dự án chậm triển khai, thu hết các khoản mà các dự án còn nợ. Việc chi xóa đói giảm nghèo phải đảm bảo phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay. Chi cho chương trình nông thôn mới cần tập trung cho công tác quy hoạch và phát triển sản xuất; tỉnh chỉ hỗ trợ xây dựng hạ tầng chứ không bao cấp, cơ sở phải vận động nhân dân tham gia thực hiện. Trong điều hành giữa các cấp ngân sách, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo  phân cấp chi phải đi đôi với giao nhiệm vụ và phải tăng cường kiểm tra, giám sát. Về thu ngân sách, phải đổi mới và linh hoạt, tận thu các khoản thuế và lệ phí; tập trung đổi mới xúc tiến đầu tư và tăng cường cải cách hành chính; đề xuất các nguồn thu đặc thù và thường xuyên rà soát để điều chỉnh mức thu, tránh để thất thu hoặc tăng thu đột xuất.

Về phương châm thực hiện, đồng chí Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần đổi mới thu chi ngân sách để sát với tình hình thực tế.

Ngọc Hà(Theo QuangNinh)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Đồng chí Phạm Minh Chính tiếp và làm việc với đoàn công tác Kiểm toán Nhà nước

0 nhận xét

Sáng 28-10, tại TP Hạ Long, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức tiếp và làm việc với đoàn công tác của Kiểm toán Nhà nước do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước dẫn đầu.

Về phía tỉnh có các đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở ngành.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng

Đồng chí Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy tặng hoa chúc mừng Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng

Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trao đổi với các đại biểu của tỉnh các thông tin về chức năng, bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước thời gian qua. Theo đó, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan độc lập, do Quốc hội thành lập, hoạt động theo pháp luật. Kiểm toán Nhà nước hiện có 13 kiểm toán khu vực, trong đó có khu vực Quảng Ninh; có tổng số 1.600 cán bộ, kiểm toán viên.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phạm Minh Chính mong Kiểm toán Nhà nước luôn quan tâm tới tỉnh Quảng Ninh; mong sự phối hợp giữa tỉnh và Kiểm toán Nhà nước ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Nhân dịp này, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Kiểm toán Nhà nước cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, địa phương vì đã có công lao đóng góp cho xây dựng và phát triển Kiểm toán Nhà nước. Các đồng chí được nhận Kỷ niệm chương gồm: Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Tài chính; Đào Xuân Đan, Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long.

Phát biểu khi được nhận kỷ niệm chương, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước và mong sự hợp tác giữa tỉnh cùng Kiểm toán Nhà nước ngày càng tốt hơn.

Ngọc Hà(Theo QuangNinh)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Hệ thống tên lửa Bastion Nga trên bờ biển Việt Nam

0 nhận xét

Nga đã hoàn thành việc giao hai tổ hợp Bastion, hệ thống tên lửa сơ động bờ biển hiện đại và mạnh nhất thế giới hiện nay.

Chuyên gia quân sự từng tham gia chiến tranh Việt Nam, thiếu tướng Anatoly Pozdeev cho biết là các tên lửa này sẽ bảo vệ bờ biển Việt Nam trước các mối đe dọa từ biển. Bastion là hệ thống tên lửa сơ động bờ biển, loại vũ khí hiện đại nhất và mạnh mẽ nhất trong đẳng cấp này trên thế giới” – tướng Pozdeev cho biết.

Mỗi tổ hợp Bastion có thể bao gồm 36 tên lửa có cánh Yakhont

Mỗi tổ hợp Bastion có thể bao gồm 36 tên lửa có cánh Yakhont

Mỗi tổ hợp Bastion có thể bao gồm 36 tên lửa có cánh Yakhont. Các tên lửa tự dẫn siêu thanh chống hạm với đầu đạn nặng hơn 200 kg này có thể đánh trúng các mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Mỗi tổ hợp có thể bảo vệ dải bờ dài hơn 600 km và giám sát vùng biển có diện tích 200 km2.

“Tại Việt Nam tên lửa phòng không Dvina của Nga được biết đến rộng rãi.  Chỉ riêng trong thời chiến tranh chống Mỹ, 95 tổ hợp tên lửa như vậy được chuyển giao đến cho Việt Nam. Tên lửa Dvina đã tiêu diệt 1300 chiếc máy bay của địch trên bầu trời Việt Nam” – Tướng Pozdeev nói thêm.

Nhưng đó là những tên lửa đất đối không, trong những năm ấy Việt Nam không sử dụng tên lửa tấn công các mục tiêu mặt đất hoặc trên biển của đối phương. Ngày nay, Việt Nam không bị nguy cơ tiềm năng đe dọa trên không, mà là trên biển. Các hệ thống Bastion hiện tại được trang bị tên lửa đất đối hải, có thể tiêu diệt tàu biển các loại, ngay cả khi đối mặt với sự kháng cự hỏa lực và điện tử mãnh liệt của đối phương.

Tướng Pozdeev bình luận rằng hiện nay hải quân các nước trên thế giới không có phương tiện chống hạm nào có thể đối chọi với tên lửa Bastion.

Nga và Việt Nam hiện đang đàm phán về việc Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ mua thêm hai tổ hợp Bastion của Nga.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Quân đội Việt Nam đóng 6 tàu tên lửa

0 nhận xét

Nhà máy đóng tàu Vympel đang hỗ trợ Việt Nam đóng hàng loạt tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya theo giấy phép của Nga.

Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam.

Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam.

Theo Arms-Tass, tại triển lãm quốc tế lần thứ 15 Interpolytex-2011, Phó Tổng giám đốc Nhà máy Dmitri Belyakov cho biết, các chuyên gia đóng tàu ở thành phố Rybinsk đang sản xuất và gửi sang Việt Nam theo đúng tiến độ các chi tiết, bộ phận, linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên.

Các kỹ sư đóng tàu Việt Nam đã bắt tay vào đóng các tàu này dưới sự giám sát kỹ thuật từ phía công ty thiết kế TsMKB Almaz ở St. Petersburg và nhà máy sản xuất là Công ty “Nhà máy đóng tàu Vympel”.

Hiện nay, Việt Nam đang đóng 4 tàu tên lửa đầu tiên, trong đó 2 thân tàu đã được khởi công, 2 thân tàu khác đã hoàn thành và bàn giao để lắp ráp thiết bị.

Việc cung cấp thiết bị cho 6 tàu tên lửa nói trên từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam được bắt đầu từ năm 2010 theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2016.

Trong hợp đồng đóng các tàu tên lửa Projekt 1241.8 Molnya có nội dung hợp đồng phụ đóng thêm 4 tàu nữa. Việc chuyển hợp đồng phụ thành hợp đồng chính thức dự kiến được thực hiện sau khi bàn giao những tàu tên lửa đầu tiên do các chuyên gia Việt Nam đóng cho Hải quân Việt Nam.

Việc nâng cấp các trang thiết bị và vũ khí thời gian qua của Việt Nam, theo phát biểu của Bộ Quốc phòng, đều vì mục đích tự vệ và hoà bình chứ không phải chạy đua vũ trang.

(Theo VTC News/ Denfence)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Đồng chí Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy

0 nhận xét

Sáng 27-10, tại TP Hạ Long, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã khai mạc hội nghị thường kỳ tháng 10-2011. Hội nghi lần này tập trung bàn các nội dung: Kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược biển; dự toán thu chi ngân sách và chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012; giá các loại đất trên địa bàn năm 2012; đề án thành lập thành phố Cẩm Phả; kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ về xây dựng xã hội học tập; sửa đổi quy chế đánh giá cán bộ.

Trong buổi sáng 27-10, Ban Thường vụ đã nghe và cho ý kiến về kết quả 3 năm thực hiện Chiến lược biển; đề án thành lập TP Cẩm Phả.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị

Đồng chí Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị

Về nội dung thứ nhất, báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Qua 3 năm thực hiện (2008-2010) Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong 4 chỉ tiêu được xác định trong kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, đến nay đã có 3 chỉ tiêu được hoàn thành vượt mức là: GDP bình quân đầu người tăng gấp 2,14 lần so với năm 2005; tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 42,72 triệu tấn năm 2010 (vượt 2,75 triệu tấn), tổng sản lượng thủy sản đạt 83,2 ngàn tấn (vượt 3,2 ngàn tấn); riêng chỉ tiêu thu hút khách du lịch chưa đạt  kế hoạch đề ra. Kết quả công tác quy hoạch, phát triển các khu và cụm công nghiệp, ngành công nghiệp đóng tàu, phát triển kinh tế hàng hải, dịch vụ sau cảng cơ bản chưa đạt kế hoạch đề ra…

Phát biểu tại hội nghị, các ý kiến đều khẳng định: Với Quảng Ninh, tài nguyên của biển là nguồn lực quan trọng để phát triển; đề nghị tổng kết nghị quyết này trong các cấp ủy, đặc biệt là 10 địa phương có biển; mời T.Ư về nghe và cho ý kiến đối với kết quả thực hiện của Quảng Ninh- địa phương được Bộ Chính trị chọn làm điểm triển khai Chiến lược biển; cần phát triển đội tàu đánh bắt cá xa bờ; đầu tư hệ thống dịch vụ hậu cần cảng, hậu cần nghề cá; tăng cường quy hoạch, bảo vệ môi trường biển, đảo…

Kết luận về nội dung này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, việc T.Ư ra Nghị quyết ban hành Chiến lược biển là rất đúng đắn, kịp thời. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhất trí với đánh giá tình hình 3 năm thực hiện Nghị quyết ở tỉnh như dự thảo báo cáo của UBND tỉnh và khẳng định những hạn chế trong thực hiện thời gian qua ở tỉnh do chủ quan là chính. Các cấp, các ngành ở tỉnh chưa chủ động tham mưu cho tỉnh đề xuất với T.Ư những cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược ở tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo, phải kiên trì mục tiêu làm giầu từ biển và phải phát triển bền vững các ngành kinh tế biển. Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục phát triển dịch vụ du lịch; nuôi trồng thủy sản; phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển và hậu cần nghề cá; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ QP-AN và trật tự an toàn trên biển; phát triển hạ tầng kinh tế biển; đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân vùng biển. Về giải pháp, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo cần tập trung quy hoạch cho các ngành nghề trên biển; huy động các nguồn lực, đặc biệt là từ sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường quy hoạch; cải thiện môi trường đầu tư; tăng cường xúc tiến đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế biển; tăng cường đề xuất cơ chế chính sách; tích cực ứng dụng và chuyển giao KHKT; đẩy mạnh tuyên truyền và xây dựng thương hiệu.

Về đề án thành lập TP Cẩm Phả: Theo báo cáo của UBND tỉnh, Cẩm Phả là trung tâm khai thác, chế biến và tiêu thụ than của cả nước; là trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh; là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và vùng; là địa bàn quan trọng về QP-AN. Cẩm Phả hiện có 13 phường, 3 xã; tổng diện tích tự nhiên trên 48 ngàn ha; dân số 195.800 người. Sau khi có thông báo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo TX Cẩm Phả lập đề án. Theo đề án, Cẩm Phả đã đạt tất cả các tiêu chí của Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh. Tại hội nghị, các đại biểu đều thống nhất với đề án này. Sau bước này, UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh trong kỳ họp cuối năm nay và tiếp theo là báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2012.

Tại hội nghị sáng nay đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo lãnh đạo các cấp trong tỉnh khi nhận được những phản ánh, đề nghị của nhân dân, cán bộ nghỉ hưu cần nghiên cứu, phối hợp để trả lời. Theo đó, dù có thông tin hay không, đủ hoặc không đủ thẩm quyền giải quyết thì lãnh đạo các cấp đều phải có hồi đáp sau 7 ngày nhận được phản ánh./.

Ngọc Hà(Theo QuangNinh)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Việt Nam và Anh hợp tác nghiên cứu quốc phòng

0 nhận xét

Chiều 25/10, tại thủ đô London, Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV) và Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI) đã ký Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực nghiên cứu quốc phòng, an ninh và các vấn đề quốc tế khác.

Tham gia lễ ký, đại diện cho phía Việt Nam là ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao thuộc DAV; và đại diện phía đối tác là ông Michael Clark, Giám đốc RUSI.

Bộ binh Việt Nam. (Nguồn: vietnam.vn)

Bộ binh Việt Nam. (Nguồn: vietnam.vn)

Theo Bản ghi nhớ, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, tổ chức hội thảo và các hoạt động học thuật khác.

Hai bên chú trọng thúc đẩy cơ hội hợp tác trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm; trao đổi tài liệu, thông tin và chương trình nghiên cứu; phối hợp thực hiện các dự án nghiên cứu và công trình xuất bản trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, quan hệ quốc tế và các vấn đề cùng quan tâm; thiết lập cơ chế đối thoại giữa RUSI với các viện nghiên cứu của Việt Nam.

Ông Clark đánh giá bản ghi nhớ này tạo hành lang để hai bên tăng cường hợp tác tìm ra những giải pháp mới hiệu quả cho các vấn đề khu vực và quốc tế.

Ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh đây là một thỏa thuận quan trọng không chỉ giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa DAV và RUSI, mà còn góp phần “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Anh”./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo TP Móng Cái

0 nhận xét

Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, xây dựng Móng Cái thành đô thị loại II, thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, các cấp uỷ của thành phố những năm qua rất chú trọng công tác quy hoạch cán bộ.

Đảng bộ thành phố có 68 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có 17 đảng bộ xã, phường, 20 cơ sở khối cơ quan hành chính, 16 cơ sở khối sự nghiệp, 2 cơ sở khối LLVT. Xác định xây dựng quy hoạch cán bộ là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, Ban Thường vụ Thành uỷ Móng Cái đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các cấp uỷ cơ sở thực hiện nghiêm việc quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; yêu cầu việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ phải dân chủ, khách quan, đúng quy trình; số cán bộ đưa vào quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn của từng chức danh cán bộ, khắc phục dần tình trạng hẫng hụt cán bộ, nhất là cán bộ nguồn cho cơ sở.

Lãnh đạo TP Móng Cái báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011.

Lãnh đạo TP Móng Cái báo cáo với đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011.

Để thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, Ban Thường vụ Thành uỷ đã chỉ đạo cấp uỷ cơ sở rà soát, đánh giá cán bộ, trước hết là cán bộ chủ chốt cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. Theo báo cáo của Thành uỷ Móng Cái, quá trình rà soát, duyệt quy hoạch được các cấp uỷ tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình làm cơ sở cho việc đề bạt, bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử để bầu vào các vị trí chủ chốt. Cơ cấu độ tuổi trong đội ngũ cán bộ được quy hoạch đã hợp lý hơn, đảm bảo có sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ.

Đội ngũ cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, cán bộ KHKT được quan tâm đưa vào quy hoạch nhiều hơn. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị, nhất là cán bộ diện Thường vụ Thành uỷ quản lý đã được lựa chọn, thử thách và trưởng thành qua thực tiễn. Giai đoạn 2010-2015, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Thành uỷ đã xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ. Theo đó, Thành uỷ Móng Cái đã quy hoạch 73 lượt cán bộ vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (đạt 1,6 lần so với số thành uỷ viên thực tế), 18 lượt đồng chí vào Thường vụ Thành uỷ, 25 lượt đồng chí vào các chức danh chủ chốt của thành phố, 220 lượt cán bộ vào các chức danh trưởng, phó các phòng và tương đương, 346 lượt đồng chí vào các chức danh cán bộ chủ chốt các phường, xã.

Thực hiện quy hoạch này, hàng năm, Ban Thường vụ Thành uỷ đều cụ thể hoá bằng các kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015 đến nay, TP Móng Cái đã phối hợp mở được một lớp cao cấp lý luận chính trị (LLCT) cho 119 học viên, 3 lớp trung cấp LLCT cho 264 học viên, 4 lớp đại học chuyên ngành (360 học viên), 2 lớp cao đẳng kế toán (218 học viên). Ngành Giáo dục thành phố cũng đã phối hợp mở được 4 lớp đại học và 1 lớp cao đẳng cho 286 cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ.

Tính riêng số cán bộ, công chức, viên chức của thành phố đã được đào tạo về chuyên môn là: 10 đồng chí trên đại học, 426 đồng chí có trình độ đại học, 142 trình độ trung cấp và cao đẳng, một số cán bộ công chức còn học thêm văn bằng hai và ngoại ngữ, tin học… Tiến hành nhiều giải pháp trong công tác đào tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố không ngừng được nâng lên cả về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm chỉ đạo điều hành lẫn phẩm chất đạo đức. Chất lượng các cấp uỷ nhiệm kỳ này có sự tiến bộ cả về cơ cấu và trình độ, từng bước được tiêu chuẩn hoá và đào tạo toàn diện. Vì thế, khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành đơn vị, lĩnh vực công tác của các cán bộ chủ chốt các cấp ở thành phố ngày càng sát thực tế và hiệu quả hơn.

Các đồng chí trong Thường trực Thành uỷ Móng Cái cho biết, quá trình thực hiện quy hoạch, các cấp uỷ của TP Móng Cái đã chủ động phát hiện, gợi mở, giới thiệu những nhân tố nổi trội hoặc cần thiết bổ sung vào quy hoạch, không đưa những cán bộ đương nhiệm quá tuổi vào quy hoạch khi nguồn cán bộ trẻ đủ sức đảm đương trọng trách. Trong vận hành quy hoạch cán bộ, các cấp uỷ đã kết hợp hài hoà giữa “trên – dưới”, “động – mở”; khắc phục quan niệm tuần tự, cục bộ trong bố trí, sử dụng cán bộ. Ban Thường vụ Thành uỷ cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cơ sở thực hiện công tác cán bộ đúng quy hoạch. Cùng với đó, các cơ quan tham mưu công tác cán bộ và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cũng đã chủ động phát hiện những cán bộ, nhất là cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn vững, dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh và chịu trách nhiệm để bổ sung vào quy hoạch. Điều này đã tạo bước đột phá trong công tác cán bộ của thành phố, giúp các cấp uỷ chuẩn bị được đội ngũ kế cận là những cán bộ trẻ, có năng lực, tâm huyết với công việc.

Xác định “cán bộ là cái gốc của mọi phong trào” như lời Bác Hồ dạy, thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ, trong đó có việc quy hoạch cán bộ, đã góp phần quan trọng để TP Móng Cái hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Ngọc Hà(Theo QuangNinh)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ chỉ đạo thực tập các phương án bảo vệ ĐHĐ Interpol lần thứ 80

0 nhận xét

Ngày 26/10, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 đã đến dự, chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Tham dự còn có Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, đại diện lãnh đạo một số Tổng cục, các Tiểu ban phục vụ Kỳ họp. Về phía Công an TP Hà Nội có Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội; lãnh đạo các Phòng, Công an các quận, huyện và CBCS các đơn vị được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ Kỳ họp. Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi lễ ra quân và thực tập.

CAND xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80:

 

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phát biểu tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ thăm hỏi, động viên Công an TP Hà Nội tham gia thực tập phương án bảo vệ.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và lãnh đạo một số Tổng cục tại Lễ ra quân.

Công an TP Hà Nội thực tập các phương án bảo vệ Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 80 tại Hà Nội:

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thực tập phần rước cờ và âm nhạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ và các đồng chí lãnh đạo tham gia chỉ đạo lễ ra quân và thực tập công tác an ninh, dẫn đoàn, rước cờ phiên khai mạc phục vụ Kỳ họp.

Thu Hoà – Trần Xuân(Theo QDND)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →