Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lòng dân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lòng dân. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các hộ nghèo

0 nhận xét

Sáng 6/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến tham dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và tặng quà cho 5 hộ nghèo ở khu phố 1 (phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM).

Phát biểu tại ngày hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam. Chính nhờ truyền thống ấy, dân tộc Việt Nam không những giữ vững được độc lập, tự do mà còn phát triển đất nước.

Chu tich nuoc 1 2 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà cho các hộ nghèo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh: Tá Lâm.

Để đưa đất nước phát triển với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cả dân tộc có rất nhiều việc phải làm, trong đó quan trọng nhất là phải tiếp tục tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. “Phải bắt đầu từ đại đoàn kết ở cơ sở. Khu phố mạnh thì phường, quận, thành phố mới mạnh và cả nước cũng sẽ mạnh”, Chủ tịch nước nói.

Đối với khu phố 1 (phường Cầu Kho, TP HCM), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những hoạt động mà khu phố đã thực hiện với nhiều kết quả về xóa đói giảm nghèo, người dân giúp nhau làm kinh tế, giúp những người lầm lạc trở về với cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn và các hoạt động vì môi trường xanh sạch đẹp…

Cũng nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tặng 5 phần quà cho các hộ nghèo của khu phố 1.

Tá Lâm(Theo Vnexpress)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ưu tiên cải cách tiền lương và chống tham nhũng

0 nhận xét

Trước bức xúc của cử tri về lạm phát ngày càng tăng cao và tiền lương của cán bộ công nhân viên quá thấp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4. Ảnh: Tá Lâm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4. Ảnh: Tá Lâm.

Ngày 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có buổi tiếp xúc tại quận 3 và 4 (TP HCM) để báo cáo với cử tri nội dung sẽ đưa ra bàn bạc tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và lấy ý kiến của người dân về vấn đề này.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ mức lương của cán bộ, công nhân viên chức quá thấp, không công bằng và chưa hợp lý. Ông Ngô Quốc Trị đề nghị trong kỳ họp tới, Quốc hội phải cải cách tiền lương theo hướng tăng hợp lý. Cử tri này lấy ví dụ, một ông chủ tịch phường có thâm niên làm việc 20-25 năm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà mức lương còn thấp hơn một công nhân điện. “Như thế là chưa hợp lý và nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì làm sao thu hút và sử dụng được nhân tài?”, cử tri Trị băn khoăn.

Vấn đề chống tham nhũng cũng được cử tri hai quận quan tâm. Ông Lê Văn Tài cho rằng, việc chống tham nhũng hiện nay không hiệu quả và cần có những thay đổi. “Sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước là hoàn toàn khác nhau. Người ta sẵn sàng lấy của nhà nước thành sở hữu cá nhân. Đó là miếng đất màu mỡ cho tham nhũng. Do vậy biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là phải hạn chế tối đa sở hữu nhà nước và theo phương châm là cái gì dân làm được thì nhà nước không làm. Nhà nước làm cái gì mà dân không làm được để phục vụ quốc kế dân sinh”, ông Tài nói.

Ghi nhận những ‎ý kiến đóng góp của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định vấn đề chống lạm phát, cải cách tiền lương sẽ là ưu tiên hàng đầu của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Chủ tịch nước cho rằng, mặc dù hiện nay lạm phát còn cao nhưng xu hướng đang giảm dần và cố gắng đến năm sau giảm xuống còn một con số. “Cuối năm nay nếu điều hành tốt thì lạm phát cũng còn ở mức 17 đến 18%, chắc chắn không thể nào thấp hơn con số này. Kỳ này sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch 5 năm, trong đó cố gắng phấn đấu đến năm 2015 lạm phát sẽ giảm xuống còn 5 đến 7%”, Chủ tịch nước khẳng định.

Về chống tham nhũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, mọi công việc đang triển khai và mong bà con bình tĩnh. “Những vụ án lớn như Vinashin cũng sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật và đảm bảo vụ án lớn này không bị chìm xuồng”, Chủ tịch nước nói.

Ngoài bức xúc trước tham nhũng, lạm phát và mức lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống… nhiều bậc phụ huynh còn tỏ thái độ lo lắng trước việc học sinh tiểu học phải mang chiếc cặp nặng trĩu trên vai với hàng chục quyển sách vở. Ông Nguyễn Tấn Phát lấy dẫn chứng từ việc con trai ông đang học lớp 3, khi đi học thường mang theo khoảng 10 quyển sách vở, chưa kể bảng, hộp bút, bút màu, nước uống… “Bình thường hôm nào trong cặp của cháu cũng lên đến 5-6 kg không kể nước uống, sữa… Có hôm tôi thấy cặp cháu phồng to nên đem ra cân thì được hơn 10 kg. Choáng váng không thể tưởng được”, ông nói.

Cử tri này đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội nên giám sát thực tế tại các trường tiểu học ở TP HCM và kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp giảm tải chương trình học quá nhiều cho học sinh tiểu học.

Trả lời bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết sẽ cùng với tổ đại biểu Quốc hội chọn một địa điểm cụ thể để giám sát. “Đi xuống dân mà không có vấn đề gì thì cuối cùng cũng chỉ thăm hỏi sức khỏe rồi về. Dân khen là sâu sát nhưng không giải quyết được gì cả. Nhưng tôi với các đại biểu Quốc hội phải chọn những vấn đề sát sườn lấy từ những kiến nghị của cử tri để giám sát”, ông Trương Tấn Sang nói.

Chủ tịch nước gợi ý sẽ chọn phản ánh của phụ huynh về việc học sinh đeo trên người hơn 10 kg sách vở để “thị sát”. “Có khi tôi mời thêm anh em trong Bộ Giáo dục cùng đi để xem vì sao nói mãi mà không được hay phải đem theo từng đó cân sách trên lưng mới có trí tuệ?”, Chủ tịch nói.

Tá Lâm(Theo Vnexpress)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế đến với bà con vùng lũ Đồng Tháp

0 nhận xét

Trong 3 ngày (từ ngày 10 đến 12/10), Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children) phối hợp cùng với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Đồng Tháp đã trao 900 thùng hàng gia đình, 900 gói đồ dùng học tập, 630 suất tiền mặt và hơn 1.000 gói đồ dùng vệ sinh cá nhân cho các hộ dân nghèo, hộ dân bị ảnh hưởng lụt lũ tại các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông và thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp).

Hình minh họa

Hình minh họa

Trước đó, chiều 10/10, đoàn cũng đã đến thăm và trao 100 phần quà cho các gia đình nghèo và gia đình bị ảnh hưởng lũ lụt của xã An Bình B (thị xã Hồng Ngự). Tổng kinh phí hỗ trợ cho người vùng lũ đợt này, do tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế trao tặng ở tỉnh Đồng Tháp là 1,8 tỷ đồng.

Vừa qua Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý tỉnh Đồng Tháp cũng đã đến thăm và trao tiền, quà hỗ trợ cho các nhóm giữ trẻ cộng đồng vùng lũ tại các xã Hòa Bình (Tam Nông), xã An Phước (Tân Hồng), xã Thường Phước 2, Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) và điểm ấp Bình Thành B (thị xã Hồng Ngự) với tổng kinh phí là 55 triệu đồng.

Theo báo cáo nhanh của BCH PCLB & TKCN tỉnh Đồng Tháp, con số thiệt hại về tài sản do mưa lũ gây ra ở tỉnh Đồng Tháp đến nay đã vượt con số 833 tỷ đồng… Vì vậy, rất cần những tấm lòng hảo tâm của các Mạnh Thường Quân cùng chung tay giúp đỡ người dân vùng lũ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Văn Vĩnh(Theo CAND)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Hình ảnh người chiến sĩ công an đẹp trong mắt người dân

0 nhận xét

Thường xuyên theo dõi, lắng nghe và hướng dẫn từng đơn vị thi đua thực hiện tốt văn hóa ứng xử, Đại tá Phạm Xuân Bình luôn có những trăn trở. Làm sao để từng cá nhân, từng đơn vị có những ứng xử văn hóa phù hợp với đặc trưng công việc của từng lĩnh vực công tác phục vụ nhân dân…

“Trong những năm qua, Công an Ninh Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt mệnh lệnh, chỉ thị của Bộ Công an trên mọi mặt công tác. Để phục vụ tốt hơn, hiệu quả hơn sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, Công an Ninh Bình cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình. Để thực hiện tốt cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhân dân, để hình ảnh người chiến sĩ Công an Ninh Bình đẹp trong mắt người dân”. Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo Cuộc vận động Bộ Công an đã nhấn mạnh trong hội thảo khoa học thực tiễn “Văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Ninh Bình”.

Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.

Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.

1. Đại tá Phạm Xuân Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình: Công an cơ sở là người gần gũi với dân nhất

Thường xuyên theo dõi, lắng nghe và hướng dẫn từng đơn vị thi đua thực hiện tốt văn hóa ứng xử, Đại tá Phạm Xuân Bình luôn có những trăn trở. Làm sao để từng cá nhân, từng đơn vị có những ứng xử văn hóa phù hợp với đặc trưng công việc của từng lĩnh vực công tác phục vụ nhân dân.

- Thưa Đại tá, để xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an đẹp trong mắt người dân, Công an tỉnh Ninh Bình đã thực hiện ra sao?

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an về Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, Công an Ninh Bình đã phát động thi đua trong toàn lực lượng, chấp hành nội vụ, chấn chỉnh từ nơi ăn chốn ở tới nơi làm việc, lễ tiết tác phong của từng cán bộ chiến sĩ. Nhìn chung, từng đơn vị đã xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị mình.

- Việc làm cụ thể là gì, thưa đồng chí?

Việc đầu tiên là mỗi cán bộ, chiến sĩ viết 1 bản đăng ký thi đua cá nhân trong thực hiện Cuộc vận động. Mỗi việc làm hàng ngày đều bám theo bản đăng ký mà thực hiện. Sau thời gian thực hiện 4 tháng, sẽ có đánh giá cụ thể tới từng cá nhân, từng đơn vị. Sau đó, tiếp tục đi sâu vào chuyên đề “văn hóa ứng xử” trong điều kiện, hoàn cảnh của đơn vị mình sao cho phù hợp. Các đơn vị tổ chức tọa đàm về văn hóa ứng xử trong điều kiện hoàn cảnh của đơn vị mình.

- Trong 4 nội dung nêu trên thì nội dung nào là quan trọng và đáng quan tâm nhất, thưa đồng chí?

Soi vào 4 nội dung này, tập trung nhiều nhất vẫn là ứng xử với nhân dân. Đầu tiên là lực lượng CSGT, tiếp đến là Cảnh sát điều tra, sau nữa là Công an các huyện, thị xã, các đơn vị cơ sở hằng ngày hàng giờ tiếp xúc giải quyết công việc với người dân. Bởi vì, công tác ANTT ở cơ sở là chính, đều từ cơ sở, là lực lượng ảnh hưởng trực tiếp… Ví dụ, Cảnh sát giao thông thì điều hành giao thông hàng ngày, chỉ 1 người lính đứng ở ngã tư là giao thông cũng đảm bảo đi đúng luồng đường. Vì thế giao tiếp ứng xử của Cảnh sát giao thông với người dân cứ diễn ra hằng ngày. Cảnh sát điều tra  thì liên quan tới sinh mạng chính trị của con người, nghiêm cấm bức cung, nhục hình… nói chung là vậy, các lực lượng khác cũng phải quan tâm. Tất cả cùng vào cuộc để xây dựng hình ảnh người chiến sĩ Công an Ninh Bình thật đẹp.

2. Đại tá Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng Công tác chính trị và công tác quần chúng: Xây dựng mỗi cán bộ, chiến sỹ là một chiến sĩ văn hóa

Đơn vị tôi là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” của Công an tỉnh. Chúng tôi đã đề xuất triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả 7 nội dung của Cuộc vận động. Đặc biệt là hướng dẫn 35/35 đơn vị cơ sở tổ chức sinh hoạt chính trị nâng cao nhận thức, liên hệ tự phê bình và phê bình trong cán bộ, chiến sỹ, tổ chức tọa đàm về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sĩ Công an.

Để tiếp tục thực hiện chuyên đề này, thời gian tới đơn vị tiếp tục tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh ban hành nhiều tiêu chí về văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, chiến sỹ Công an Ninh Bình trên 4 nội dung. Đồng thời xây dựng một số tình huống liên quan đến văn hóa giao tiếp ứng xử thường xảy ra trong thực tiễn để cán bộ, chiến sỹ thảo luận đóng góp giải pháp, coi đây là những tình huống mẫu để cán bộ, chiến sỹ vận dụng thực hiện với mục tiêu: Mỗi cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh Ninh Bình là một chiến sĩ văn hóa, mỗi đơn vị Công an là một đơn vị văn hóa.

3. Đại úy Trần Chí Hiếu, Trưởng Ban công tác thanh niên: Thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt

- Đây là cuộc vận động lớn trong lực lượng Công an, tuổi trẻ Công an Ninh Bình đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, thưa đồng chí?

Tuổi trẻ Công an Ninh Bình luôn là lực lượng xung kích đi đầu. Chiếm hơn 60% biên chế toàn lực lượng, đây là dịp để mỗi chúng tôi tự kiểm tra lại bản thân, từ đó có biện pháp khắc phục những hạn chế khuyết điểm trong chấp hành nội vụ, điều lệnh đội ngũ, quy trình công tác… chuyển từ nhận thức sang hành động, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sĩ Công an trong lòng nhân dân.

- Đồng chí hãy nêu cụ thể những cách làm hay mà các đoàn viên đã thực hiện và thu được hiệu quả ở Công an Ninh Bình?

Thực tiễn cho thấy, việc xây dựng nếp sống văn hóa trong giao tiếp ứng xử của đoàn viên thanh niên góp phần rất lớn. Đó là những giải pháp, trong  sinh hoạt chi đoàn định kỳ hoặc đột xuất, từng đoàn viên phải tiến hành kiểm điểm những gì đã làm được, những gì chưa làm được và có các biện pháp khắc phục cụ thể. Những cách làm hay, sáng tạo, cá nhân điển hình tiên tiến được nhân rộng hơn và phê bình kiểm điểm những tập thể, cá nhân chây ì. Để trở thành những đoàn viên ứng xử có văn hóa, mỗi đoàn viên đã thực hiện tốt 10 quy tắc trong giao tiếp sau đây: Ân cần, nhất là đối với nhân dân; ngay ngắn, trang phục gọn gàng; chuyên chú, không làm việc riêng khi giao tiếp, đặc biệt là khi làm việc với nhân dân; đĩnh đạc, không trả lời thủng thẳng, nhát gừng, cộc lốc; đồng cảm; ôn hòa; rõ ràng; nhiệt tình; nhất quán; khiêm nhường. Tất cả các đoàn viên thanh niên có văn hóa ứng xử tốt đã tạo nên hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an Ninh Bình sống trong lòng dân…

Kim Quý


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Thăm hỏi 3 CSHS quận Hai Bà Trưng bị thương khi làm nhiệm vụ

0 nhận xét

Sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc hiệu quả, 13h chiều 11/7, ca phẫu thuật ghép các mảnh xương đùi trái bị gẫy, vỡ cho đồng chí Đặng Việt Quảng, Đội phó Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do các y, bác sĩ Bệnh viện Việt – Đức thực hiện mới hoàn thành, anh Quảng được đưa ra khỏi phòng mổ trong tình trạng sức khỏe tiến triển tốt. Bên cạnh anh, đồng đội, người vợ trẻ cùng những người thân khác thở phào nhẹ nhõm khi thấy anh đã tỉnh, cười nhẹ với mọi người. Anh Quảng là một trong 3 cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng bị các đối tượng côn đồ hành hung, gây thương tích khi các anh đang làm nhiệm vụ.

0h45 ngày 10/7, nhận được tin báo tại số nhà 124 Hồng Mai đang xảy ra vụ một số đối tượng côn đồ dùng dao, kiếm hành hung nhiều người, gây rối trật tự công cộng, tổ công tác của Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và Công an phường Bạch Mai đã đến ngay hiện trường để giải quyết. Thấy lực lượng chức năng, các đối tượng gây án lập tức bỏ đi, hiện trường xáo động, nạn nhân là anh Nguyễn Công Đức Thanh, ở 124 Hồng Mai bị thương tích nặng đang nằm gục trong nhà.

Một tổ công tác phối hợp với gia đình đưa anh Thanh đi cấp cứu; một tổ ở lại thu thập tài liệu, điều tra, truy xét đối tượng thì bất ngờ, một nhóm khoảng hơn 10 tên rất côn đồ, hung hãn lao đến tiếp tục truy sát những người liên quan. Tổ công tác nhận định đây chính là nhóm đối tượng vừa tham gia gây án nên đồng chí Đặng Việt Quảng đã rút thẻ Công an, xưng danh là Đội phó Cảnh sát hình sự. Bất ngờ, đối tượng lái xe tăng ga, điều khiển xe ôtô tông thẳng vào anh Quảng, đẩy anh ép vào bức tường nhà 71 Hồng Mai. Anh Quảng nhanh trí nhảy lên, bởi vậy chỉ bị gãy nát đùi trái nếu không tai họa sẽ khó lường.

Cùng với việc tông xe vào anh Quảng, các đối tượng khác tiếp tục dùng hung khí chém người nhà anh Thanh. Để bảo vệ những người dân vô tội, đồng chí Nguyễn Đình Phương và Vũ Thái Sơn đã dũng cảm ngăn chặn hành vi côn đồ, hung hãn của chúng. Thấy thế, các đối tượng đã quay sang tấn công các anh, dùng dao kiếm chém tới tấp vào anh Phương và anh Sơn. Mặc dù đỡ được nhiều ngón đòn hiểm, nhưng anh Sơn vẫn bị chúng tấn công làm gãy xương má trái và xương đòn vai trái, anh Phương bị rạn xương cẳng tay phải.

Biểu dương tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm của cán bộ, chiến sỹ Công an quận Hai Bà Trưng, chiều 11/7, Đại tá Nguyễn Văn Thái, Trưởng ban Thời sự – Chính trị và Nghiệp vụ, dẫn đầu đoàn công tác của Báo CAND đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các đồng chí bị thương. Cũng nhân dịp này, Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Công an Hà Nội thay mặt Ban Giám đốc Công an Hà Nội thăm hỏi, tặng quà 3 cán bộ bị thương.

canh sat hinh su

Đại tá Nguyễn Văn Thái, Trưởng Ban Thời sự, Chính trị và Nghiệp vụ - Báo CAND cùng Đại tá Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc CATP Hà Nội thăm và tặng quà đồng chí Đặng Việt Quảng.

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, đồng chí Vũ Thái Sơn vẫn phải nằm trong phòng hồi sức, cần chế độ chăm sóc đặc biệt do mất nhiều máu, lại trải qua ca phẫu thuật. Tuy nhiên, sức trẻ khiến anh nhanh chóng hồi phục. Đại tá Nguyễn Văn Thái đã hỏi thăm, động viên, đồng thời trao tặng số tiền 2 triệu đồng của Báo CAND cho Sơn.

Vòng vèo qua nhiều con  ngõ ở phường Vĩnh Tuy, đoàn công tác đến được nhà đồng chí Nguyễn Đình Phương. Tặng đồng chí Phương 1 triệu đồng là quà của Báo CAND, Đại tá Nguyễn Văn Thái mong anh Phương chóng bình phục để tiếp tục công việc của mình.

Nặng nhất là Đại úy Đặng Việt Quảng bởi vết thương dập đùi trái khiến anh không những mất nhiều máu mà cần có thời gian mới hồi phục lại. Anh Quảng vốn là cán bộ của Phòng Cảnh sát hình sự, xung phong đi tăng cường cơ sở và mới nhận chức Đội  phó Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hai Bà Trưng được vài tháng nay.

Chiều 11/7, Thượng tá Đàm Thanh Thế, Trưởng Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, cơ quan Công an đã điều tra, xác minh làm rõ một số đối tượng liên quan và đang tiếp tục củng cố hồ sơ, truy bắt các đối tượng còn lại

Phương Thủy


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Cảnh sát giao thông “Đội cả trời nắng to” để thông đường mùa thi

0 nhận xét

Làm nhiệm vụ ở nơi công cộng nên mọi hoạt động của CSGT đều nằm trong tầm mắt của người dân. Thế nên từ hình thức bên ngoài đến lời nói, cử chỉ đều phải đúng mực. Tôi tin chắc rằng, hình ảnh các chiến sỹ CSGT Thủ đô “đội cả trời nắng to” để duy trì trật tự giao thông mùa thi hẳn cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các thí sinh khi về Hà Nội dự thi.

1. Bản tin thời tiết ngày 9/7 tiếp tục phát đi những thông tin về nắng nóng. Tông màu đỏ biểu thị nắng nóng trải rộng từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung khiến nhiều phụ huynh lo ngại. Giọng đọc truyền cảm của cô phát thanh viên kèm nhận định, tình hình thời tiết này bất lợi cho các thí sinh càng làm cho cái nắng nóng đỉnh điểm càng thêm… nóng. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 đợt thi của mùa tuyển sinh năm nay đều rơi vào những ngày nắng nóng.

Trận mưa rào tối 7/7 những tưởng đã cắt được cái nắng nóng trong ngày khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 43 độ C. Thế nhưng chỉ được nửa buổi sáng 8/7 là mát mẻ, còn sau đó ánh nắng lại trải dài trên khắp các con phố. Sáng 8/7 là buổi thí sinh làm thủ tục nên mật độ giao thông ngay từ sáng sớm đã lớn hơn ngày thường. So với thi đợt 1, đợt 2 này số lượng thí sinh ứng thi lớn hơn, tính chất phức tạp về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cũng được tiên lượng trước.

Trước đó, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội đã có kế hoạch đảm bảo TTATGT cho mùa thi năm nay. Kết quả đợt thi 1, các thí sinh đi đến nơi, về đến chốn an toàn là kết quả của sự chuẩn bị từ trước và thực hiện đúng kế hoạch vạch ra. Duy trì thời khóa biểu trong mùa thi: 4h45′ có mặt tại đơn vị. 5h đứng chốt và luôn có mặt tại các điểm nút giao thông đến 22h là cách “dàn quân” của Phòng CSGT nhằm đảm bảo giao thông thông suốt từ cửa ngõ Thủ đô đến tận các điểm thi.

Thượng sỹ Nguyễn Quang Thảo, một chiến sỹ CSGT mới có thâm niên “đứng đường” chưa đầy một năm cho biết, làm việc tại một đơn vị lực lượng vũ trang, việc tuân thủ đúng giờ giấc là nguyên tắc bất di bất dịch. Chúng tôi đứng ở góc đường Nguyễn Xiển – Nguyễn Trãi hướng về Ngã Tư Sở chỉ một lúc nhưng mồ hôi ướt đầm đìa, mặt đỏ ửng. Thế mà 5 chiến sỹ CSGT làm nhiệm vụ tại đây suốt 4h liền.

Mà anh em nào chỉ đứng một chỗ, họ phải di chuyển liên tục quanh khu vực bùng binh “khủng” mà mỗi lần chỉ đi từ góc đường này sang góc đường kia thôi cũng đã mấy trăm mét. Đi lại, làm nhiệm vụ ở nơi chỉ có nắng và nắng, cái mũ cát – một phương tiện mới được trang bị cho CSGT một năm gần đây phát huy tác dụng rõ rệt. Đỉnh đầu được che đi cái nắng chiếu rọi thẳng vào nhưng khuôn mặt thì vẫn bị nắng táp.

Nắng nóng đã gây ra những khó khăn nhất định cho các chiến sỹ CSGT khi làm nhiệm vụ, những thiếu sót, hư hỏng của các thiết bị điều hành giao thông càng làm cho công việc của các anh thêm nặng nhọc. Tại ngã tư cầu Trắng (Hà Đông), gần một tháng năm đèn tín hiệu hỏng, ngành GTVT đang lắp đặt hệ thống mới. CSGT phải đứng ra làm đèn tín hiệu, bất kể vào giờ cao điểm hay “thấp điểm”.

Canh sat giao thong, pham minh chinh

CSGT "đội nắng" giữ gìn an toàn giao thông phục vụ ngày thi 9/7.

Lưu lượng xe từ đường 70 lên, từ Nguyễn Trãi, quốc lộ 6 xuống khiến cho mật độ luôn đông đúc nên không thể thiếu CSGT đứng ra làm nhịp đèn xanh, đèn đỏ được. Trong những ngày thi này, lượng thí sinh từ các huyện ngoại thành vào nội thành thi cũng rất lớn. Xe máy lại là phương tiện chủ lực, nếu không điều hành khéo dễ dẫn đến ùn tắc.

2. Nằm ở cửa ngõ Thủ đô, tình hình giao thông ở ngã ba Pháp Vân – Giải Phóng vào những ngày diễn ra kỳ thi đại học đợt 2 không căng thẳng như một số điểm giao thông trọng yếu ở nội thành. Ngày 6 và 7/7, khi lượng thí sinh đổ về Thủ đô lớn, Đội CSGT số 4 đã tăng cường quân số điều hành giao thông tại đây. Trưa 10/7, khi các thí sinh thi xong môn cuối cùng sẽ đổ ra bến xe để về quê nên kíp trực từ 10h -14h không được rời vị ví. Hết ngày 10-7, lượng thí sinh rời Hà Nội sẽ vơi dần và rồi kế hoạch đảm bảo giao thông cho đợt thi thứ 3 lại bắt đầu.

Tại ngã tư Đại Cồ Việt – Lê Duẩn – Giải Phóng – Đào Duy Anh, chúng tôi gặp kíp trực gồm các đồng chí Nguyễn Gia Long, Nguyễn Viết Tráng và một sinh viên thực tập. Lúc đó là 10h30′ nhưng lưu lượng xe qua lại nút giao thông này vẫn rất lớn. Điều này khác với thường lệ bởi đây là giờ “thấp điểm”. Cũng là một ngã tư rộng, mật độ phương tiện giao thông lớn nhưng CBCS làm nhiệm vụ tại đây may mắn hơn đồng đội bám chốt Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi là còn được hưởng bóng mát của dãy cây xanh ở Trường Đại học Bách Khoa mỗi khi qua giờ cao điểm được rời vị trí đứng chốt ở trung tâm ngã tư.

Tại điểm thi Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Tự nhiên sáng 9/7, không có tình trạng phụ huynh đỗ xe bừa bãi ở làn đường dành cho xe bus. Phụ huynh chờ con được hướng dẫn gửi xe vào bãi xe của trường, để trên vỉa hè… Việc chú ý sắp xếp chỗ để xe ngay từ đầu đã ngăn chặn được nguy cơ gây ùn tắc cục bộ ở điểm thi có lượng thí sinh tham dự lớn vào bậc nhất ở khu vực quận Thanh Xuân.

3. Làm nhiệm vụ ở nơi công cộng nên mọi hoạt động của CSGT đều nằm trong tầm mắt của quần chúng nhân dân. Thế nên từ hình thức bên ngoài đến lời nói, cử chỉ đều phải đúng mực. Tôi tin chắc rằng, mỗi thí sinh khi về Hà Nội dự thi đều nhìn thấy CSGT đang làm nhiệm vụ. Hình ảnh các chiến sỹ CSGT Thủ đô “đội cả trời nắng to” để duy trì trật tự giao thông mùa thi hẳn cũng để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các em.

Thiếu úy Nguyễn Ngọc Cường, Đội CSGT số 7 đang làm nhiệm vụ ở nút giao thông Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi: Vào ngày thường, CSGT có mặt tại các vị trí làm nhiệm vụ điều hành giao thông lúc 6h. Nhưng trong 9 ngày thi của 3 đợt thi đại học, cao đẳng, anh em phải bám đường sớm hơn 1h. Đây là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn ngay những nguy cơ ách tắc giao thông nếu có phát sinh. Việc thức khuya, dậy sớm, có mặt ở đơn vị đúng giờ điểm danh quân số, chào cờ, đứng chốt là kỷ luật được CBCS tuân thủ thành nếp. Thế nên dẫu trong những ngày thi, giờ làm việc sớm hơn thường lệ nhưng anh em vẫn thực hiện đều răm rắp. Điều này thể hiện tính kỷ cương, kỷ luật của đơn vị cũng như tác phong của từng CBCS.

Cao Hồng.


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Công an huyện Mường Lát bám dân ở thượng nguồn sông Mã

0 nhận xét

Từ đầu năm đến nay, Công an huyện Mường Lát đã tổ chức hai đợt xuống các bản làng, trường học để làm CMND. Sau đó, Công an phụ trách xã sẽ đem chứng minh nhân dân xuống đưa tận tay bà con. Việc cán bộ Công an đến tận nơi làm CMND tạo điều kiện thuận lợi cho bà con, đặc biệt là để các cháu học sinh không bị thiếu CMND, ảnh hưởng đến việc thi cử.

Ngược dòng sông Mã, chiếc xe U oát đưa chúng tôi vượt lên hết đỉnh dốc này đến đỉnh dốc khác trong cái nắng chang chang và rát bỏng của gió Lào. Vượt qua chặng đường 250km, bị dần nhừ xương bởi những ổ gà, ổ… voi, chúng tôi được đặt chân đến cổng trời, được ngắm sự hùng vĩ của dãy núi Sài Khao trong câu thơ “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” của nhà thơ Quang Dũng và mục sở thị cuộc sống cắm bản của các chiến sỹ Công an huyện miền núi giáp biên Mường Lát.

Thân thiện ở trụ sở

Thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và khắc nghiệt, đó là cảm nhận của hầu hết thành viên trong đoàn phóng viên, quay phim đến từ Hà Nội. Trong suốt hành trình thâm nhập thực tế để tác nghiệp, chúng tôi thường xuyên gặp các em bé người Mông, người Thái trên lưng đeo gùi lũn cũn đi sau những con trâu, con bò, đàn dê… Còn hình ảnh người mẹ địu con thơ mới vài tháng tuổi, đầu đứa bé lơ thơ tóc đi giữa cái nắng hè oi ả mà cả mẹ, lẫn con đều đầu trần cũng không hiếm gặp. Trên lưng mẹ, các bé khi ngủ vùi, khi thức giấc. Có bé mỉm cười toe toét khi chúng tôi trò chuyện bằng các động tác ú òa, đùa nựng như với mọi trẻ em khác ở thành phố. Chống chọi với thiên nhiên ngay từ lúc mới lọt lòng cũng là cách thích nghi, chinh phục tự nhiên. Đôi chân của những đứa trẻ này ngày một vững vàng và quen dần với việc trèo đèo, lội suối đi học, đi làm nương, đi chăn thả gia súc. Lớn lên, rất nhiều trẻ em người Mông, người Thái, người Dao, người Khơ Mú cư trú ở Mường Lát lại bồng súng bảo vệ biên cương, bảo vệ nền ANTT của Tổ quốc.

Các chiến sỹ Công an huyện Mường Lát thăm hỏi nhân dân tại địa bàn.

Tại buổi đọc báo lúc 6h30′ ngày 8/6 tại trụ sở Công an huyện Mường Lát, tôi có dịp gặp gỡ với đa số cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Mường Lát và thấy sự tính đa dạng trong các thành phần dân tộc chính ở đơn vị này. Trong bộ quân phục của ngành, các đồng chí Công an là người Mông, người Thái, người Mường, người Kinh… sôi nổi bàn tán về tình hình thời sự trong nước, quốc tế, đặc biệt là vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo ANTT.

Nhìn qua các đầu báo, tôi thấy ngoài báo Nhân dân, báo Thanh Hóa, Công an huyện không thiếu số Báo CAND nào. Thấy các chiến sỹ Công an ở nơi xa xôi, hiểm trở đọc và coi tờ báo ngành là món ăn tinh thần không thể thiếu, là phóng viên Báo CAND, tôi rất xúc động và tự hào. Mà không chỉ có báo viết, cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện thường xuyên vào mạng Internet để cập nhật thông tin, tra cứu, giải trí nữa.

7h sáng 8/6, tôi gặp anh Sùng A Sua, người Mông vừa từ bản Loóng, xã Tam Chung đến Công an huyện. Anh Sua cho biết, anh đến để lấy đăng ký xe máy. Anh mới mua lại một chiếc xe máy Wave cũ, giá 7,5 triệu đồng làm phương tiện đi lại. Được trưởng bản, cán bộ xã, đặc biệt là anh Công an phụ trách xã hướng dẫn lên Công an huyện làm lại đăng ký để ghi tên mình là chủ xe, cách đây gần một tuần anh đi làm. “Hôm nay, tôi lên để lấy đăng ký đem về”, anh Sua nói.

Nghe anh Sua trình bày, cán bộ trực tiếp dân lập tức liên hệ với Đội CSGT – CSTT. Trong lúc chờ đợi, anh Sua lại nói chuyện bằng tiếng Mông với mấy đồng chí Gia Văn Sinh, cũng là người Mông. Chúng tôi cảm thấy giữa họ có sự thân thiện, quý mến lẫn nhau chứ không có khoảng cách của người thực thi pháp luật và công dân.

Cũng tại phòng tiếp dân, chúng tôi gặp thân nhân của phạm nhân Thao Văn Pó, người vừa bị TAND huyện xét xử về tội “Tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”. Mặc dù đường xa, nhưng khi nghe tin Pó được di lý từ Trại tạm giam Công an tỉnh (ở TP Thanh Hóa) về Mường Lát để tòa xử án, họ đã đến Công an huyện đề nghị được thăm. Để tạo điều kiện cho bà con đã lặn lội qua cả chục km đường rừng, các đồng chí Công an huyện cho phép họ gặp Pó. Cuộc gặp diễn ra rất xúc động trong một căn phòng nhỏ. Quây xung quanh Pó là những người phụ nữ Mông vận những bộ váy sặc sỡ đặc trưng. Pó khóc, vợ và các chị họ anh ta cũng khóc. Mặc dù không hiểu tiếng Mông nhưng nhìn cảnh ngồi quây quần, vỗ về nhau của họ, tôi cũng thấy được tình nghĩa vợ chồng, ruột thịt thắm thiết.

Trong những thứ đồ ăn mà người thân đem đến, tôi thấy Pó cứ giữ chặt túi mận. Pó bị bắt tạm giam khi mận chưa ra hoa, bây giờ anh ta lại ăn những quả mận hái từ vườn nhà thì làm sao không cảm động cho được. Với mức án 7 năm tù giam, đi lại vất vả, người thân đi thăm Pó ở trại giam là rất khó thực hiện nên việc Công an huyện tạo điều kiện cho họ thăm gặp, động viên nhau là rất cần thiết.

Gần gũi khi xuống bản

Chứng kiến sự thân thiện, tận tình giữa các chiến sỹ Công an với bà con tại trụ sở Công an huyện, chúng tôi thấy rõ tinh thần vì nhân dân phục vụ của các anh. Trao đổi với Đại tá Lê Thành Nghị, Trưởng Công an huyện, chúng tôi còn biết rằng, để tạo điều kiện cho bà con, đặc biệt là các cháu học sinh, từ đầu năm đến nay, Công an huyện đã tổ chức hai đợt xuống các bản làng, trường học để làm chứng minh nhân dân. Sau đó, Công an phụ trách xã sẽ đem chứng minh nhân dân xuống đưa tận tay bà con. Mặc dù đường sá xa xôi, có những nơi phải đi bộ nhưng việc cán bộ Công an đến tận nơi làm chứng minh nhân dân tạo điều kiện thuận lợi cho bà con, đặc biệt là để các cháu học sinh không bị thiếu chứng minh nhân dân, ảnh hưởng đến việc thi cử.

Theo chân đồng chí Gia Văn Sinh, Công an phụ trách xã Pù Nhi xuống bản, chúng tôi còn thấy rằng, việc bám bản luôn được cán bộ, chiến sỹ Công an huyện thực hiện rất tốt. Không chỉ người lớn, các cháu bé đều nhận ra và gọi đúng tên chú Sinh. Khi cùng đồng chí Lê Quang Hiền, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy xuống bản Poóng, xã Tam Chung trên đường đi tôi thấy không ít lần anh dừng lại trò chuyện với người quen. Cán bộ Công an đi đến đâu, người dân nhận ra đến đây và giữa họ trò chuyện rất cởi mở, thân tình. Nếu không bám địa bàn, không gần gũi với bà con thì rất khó có được điều này.

Cách đây vài năm, bản Poọng là một địa bàn phức tạp về ma túy do số lượng người nghiện lớn. Hiện này dù chỉ còn 2 đối tượng nghiện và nghi nghiện ma túy nhưng đây vẫn là nơi cần quan tâm đặc biệt bởi bản Poọng là địa điểm điển hình về hậu quả tàn phá của ma túy. “Cơn bão” ma túy đã kéo theo đại dịch HIV/AIDS về bản. Nhiều thanh niên, đàn ông khỏe mạnh do sử dụng ma túy, dùng chung bơm kim tiêm đã làm lây lan virus HIV. Từ họ, lây sang vợ. Nhiều người phụ nữ vô tội mắc bệnh, chết, để lại những đứa con thơ dại. Đến bản Poọng, chứng kiến cảnh những đứa trẻ mồ côi không cha, không mẹ, chúng tôi càng thấy rõ tác hại của ma túy và những hệ lụy đi theo nó. Là một địa bàn đặc biệt như vậy nên các chiến sỹ của Đội Cảnh sát phòng chống ma túy không thể không quan tâm, theo dõi.

Đi thực tế ở các bản làng ở huyện vùng cao Mường Lát, chúng tôi thấy rất rõ hiệu quả của mô hình xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT. Đây là chủ trương lớn của UBND tỉnh Thanh Hóa được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh và lực lượng Công an làm nòng cốt. Vượt qua những khó khăn về địa hình, thành phần dân cư, tập tục… mô hình này được Công an huyện triển khai đến từng bản. Mỗi xã đều có Ban chỉ đạo về ANTT do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, đồng chí Trưởng Công an xã làm phó ban. Tại các bản có Ban Bảo vệ ANTT gồm 3 thành viên nòng cốt là Công an viên; Bí thư Chi đoàn; một người do dân bản bầu. Nhiệm vụ của Ban Bảo vệ ANTT bản là tuần tra ban đêm, giải quyết các vấn đề trong phạm vi cho phép ngay tại khu dân cư.

Ngoài ra, tại một số bản còn thành lập các tổ An ninh xã hội, tổ này từ 10 hộ gia đình có cùng đặc điểm như: cùng họ, cùng địa bàn cư trú… Tại mỗi xã đều có một Công an phụ trách xã bám địa bàn để kịp thời giải quyết các vấn đề người dân yêu cầu hoặc báo cáo cấp trên xử lý. Công an phụ trách xã cũng là lực lượng gắn bó thường xuyên với cấp ủy, chính quyền. Xây dựng vững chắc thế trận ANTT ngay tại cơ sở đã giúp cơ quan Công an trong việc nắm tình hình, đảm bảo tốt TTATXH trên địa bàn.

Hưởng ứng cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, Công an huyện Mường Lát tiếp tục bám bản, bám địa bàn, giải quyết tốt các vấn đề về ANTT. Ngoài ra, bản thân mỗi cán bộ, chiến sỹ không ngừng học hỏi, tìm hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ, lối sống của người dân bản địa để có cách ứng xử, giao tiếp đúng mực. Đồng thời, thông qua cuộc vận động này để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm điều lệnh CAND.


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Những chiến sĩ Công an quên mình trên dòng nước lũ

0 nhận xét

Đây không phải là năm đầu tiên Trung úy Phạm Đức Thái – Đội CSGT huyện Minh Hoá, Quảng Bình lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn và Trung úy Phạm Đức Thái lúc đang lái ca nô đưa hàng trăm người dân thoát khỏi vùng lũ.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn và Trung úy Phạm Đức Thái lúc đang lái ca nô đưa hàng trăm người dân thoát khỏi vùng lũ.

Chiếc ca nô chao đảo lao giữa dòng nước xiết lẫn trong đó là củi, gỗ, rác thành một thứ hỗn tạp đầy hiểm nguy, thế nhưng với kinh nghiệm, bản lĩnh, luôn giữ vững tay lái khéo léo điều khiển ca nô băng dòng nước xiết lần lượt đưa hàng trăm người dân đến nơi an toàn, giây phút đó đã khiến chúng tôi và người dân không khỏi cảm phục trước hình ảnh người chiến sỹ Công an vượt lũ để đưa người dân đến nơi an toàn.

Có lẽ không năm nào huyện trũng Minh Hóa, Quảng Bình lại thoát được lũ, lụt, cứ đến hẹn lại lên, hết năm này đến năm khác, lũ, lụt liên tiếp đe dọa. Trong mấy ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5, trên địa bàn huyện Minh Hóa có mưa to đến rất to, đặc biệt là ngày 30/9, mưa lớn kéo dài liên tục khiến cho mực nước sông Dinh lên rất nhanh.

Chỉ trong một thời gian ngắn, nước đã ngập hàng trăm hộ dân xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa. Con đường duy nhất về xã bị chia cắt tại ngầm tràn Thanh Long về các thôn Kim Bảng. Nước lũ cô lập khiến hàng trăm giáo viên, học sinh, cán bộ và người dân không thể về nhà và đang cần được cứu giúp. Hai bên bờ sông, hàng trăm gia đình đứng thấp thỏm trông tin người thân… nhiều người nghĩ đến trận lũ vào tháng 10/2010 nơi đây, cả một vùng không thấy mái của ngôi nhà nào, chỉ mông mênh nước lũ.

Sau khi nhận lệnh từ Ban chỉ huy Công an huyện khẩn cấp cứu người, một tổ cứu hộ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thượng tá Lê Thanh Hòa – Phó trưởng Công an huyện đã khẩn trương có mặt. Khoảng 12h30, các anh đã có mặt tại xã Minh Hóa. Khi đến vị trí ngầm Thanh Long thì nước chảy xiết nên việc hạ ca nô là điều không thể. Lực lượng cứu hộ tiếp tục tăng bo ca nô đi một đoạn đường dài chừng 3km đến thôn Lạc Thiện. Tại đây, hàng trăm con người đứng chờ được qua sông và ngóng tin người thân trong lũ lớn. Bờ sông này cách bờ sông bên kia chừng 200m. Nước ngập sâu khoảng 5m, nhiều nhà dân phía Kim Bảng bị nước lũ nhấn chìm. Giữa sông, nước chảy xiết, nhiều que gỗ tạp và rác cũng bị lũ cuốn giữa dòng.

Trung tá Nguyễn Xuân Toàn – Đội Cảnh sát giao thông, kể lại: “Lúc mới xuống thôn Lạc Thiện thấy nước sâu và chảy mạnh nên chúng tôi rất lo. Nhưng cũng phải cố gắng “chiến đấu” với lũ để đưa người qua thôi”. Nước sông thì không rộng lắm, nhưng khó khăn nhất là nước chảy xiết và có nhiều vật cản nên khó khăn cho việc chỉ huy hướng lái. Vì vậy, lực lượng chỉ đạo đã cử Trung sĩ Cao Thanh Sơn – một chiến sĩ nghĩa vụ là người dân bản địa chỉ đạo hướng lái. Vì anh Sơn rất thông thạo địa hình và quen với diễn biến lũ ở đây.

Gần 4 giờ đồng hồ vật lộn với lũ dữ, các chiến sĩ Công an huyện Minh Hóa đã chạy được gần 30 chuyến ca nô, chở qua lại gần 300 người đến nơi an toàn.

Đến ngày hôm sau, cơn lũ ở Minh Hóa và Tân Hóa vẫn còn ngập rất sâu. Lực lượng Công an Minh Hóa tiếp tục tăng cường thêm một chiếc xuồng cao tốc nữa xuống để giúp dân. Và trong cả ngày hôm đó, Trung tá Toàn, Trung úy Thái và Trung sĩ Sơn lại tiếp tục bám lũ để chở hàng trăm người dân qua lại trong lũ, chở nhiều đoàn lãnh đạo huyện thăm hỏi bà con và kiểm tra tình hình.

Trung úy Phạm Đức Thái – Đội CSGT, người đã vững tay lái vượt nước lũ cứu dân, tâm sự: “Đó là nhiệm vụ của chúng tôi. Cũng may không xảy ra sự việc gì là niềm vui lớn nhất của anh em chúng tôi rồi”.

Đây không phải là năm đầu tiên anh Thái lái ca nô đi giúp dân vùng lũ. Mùa mưa lũ các năm trước, anh cũng đã dũng cảm cứu được hàng trăm người dân thoát khỏi thủy thần. Đó không chỉ là niềm vui riêng mà của nhiều cán bộ, chiến sỹ khác, những người đã quên mình trong lũ để bảo đảm sự sống cho nhân dân. Có lẽ hình ảnh giản đơn, thường ngày đó của cán bộ, chiến sỹ Công an Minh Hóa đã thực sự đi vào lòng dân, thêm một lần nữa hình ảnh người chiến sỹ CAND “Vì nhân dân phục vụ” lại được tỏa sáng

Trần Tuấn(Theo CAND)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Thăm gia đình các chiến sỹ Công an tỉnh Hòa Bình hy sinh trong khi vây bắt tội phạm ma túy

0 nhận xét

Ngày 30/5, Đoàn công tác Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm do Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu đã đến tỉnh Hòa Bình thăm hỏi, động viên, chia buồn với gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh, Đại đội phó Đại đội Cảnh sát cơ động hy sinh trong khi vây bắt đối tượng vận chuyển ma túy.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba thăm hỏi, động viên gia đình Thượng úy Đỗ Mạnh Linh.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã trao tặng số tiền do cán bộ, chiến sỹ Tổng cục quyên góp, giúp đỡ gia đình và mong muốn gia đình từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng ngày, Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Thượng sỹ Hoàng Minh Thành, chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp bị thương trong cuộc truy bắt đối tượng vận chuyển ma túy tại địa bàn huyện Tân Lạc, Hòa Bình.

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã khen ngợi tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công tội phạm của Công an tỉnh Hòa Bình nói chung, đồng chí Thành nói riêng.

Cùng ngày, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã đến thăm, tặng quà Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; Đại đội Cảnh sát cơ động – Công an tỉnh Hòa Bình; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ba đã biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân nêu trên, yêu cầu nhân rộng điển hình, học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; học tập tấm gương các chiến sỹ Công an hy sinh, bị thương nêu trên…

Hiếu Hiền


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →

Cảm nhận từ sự giao thoa giữa 2 thế hệ cứu nạn

0 nhận xét

cứu nạn

Trong buổi chiều trao thưởng cho những cán bộ, chiến sĩ Đội cứu hộ cứu nạn tàu Dìn Ký, chúng tôi thấy những cán bộ, chiến sĩ lên nhận thưởng, xen kẽ với những người tóc ngả hoa râm là những chiến sĩ vừa mới vào nghề. Họ khác biệt nhau nhiều về tuổi tác, về tầm vóc, về kinh nghiệm nhưng dường như trong cái nghề lúc nào cũng muốn “thất nghiệp” này chúng tôi thấy trong họ đều toát ra một chữ, đó là chữ “Tâm” của những người cứu hộ.

Những ngày đeo bám vụ tàu Dìn Ký chìm, trời nắng như thiêu đốt, dưới sông nước chảy cuồn cuộn, ngứa ngáy, hình ảnh mà chúng tôi cảm nhận được là sự giao thoa giữa hai thế hệ cứu nạn để làm nên những chiến công mà không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm chực chờ dưới đáy sông, dò tìm từng khu vực dù là nhỏ nhất để tìm ra nạn nhân nhưng những động tác này những người dân chứng kiến ở trên bờ cho là rề rà, chậm chạp, nhưng nếu một lần ngồi bên họ nghe bàn bạc triển khai kế hoạch tìm kiếm nạn nhân ắt hẳn người chứng kiến phải thốt ra lời… xin lỗi.

Thay những bộ đồ lặn, bình ôxy là những bộ trang phục chỉnh chu, tươm tất, quân hàm, quân hiệu nhìn các chiến sĩ cứu hộ như những người khác lạ hoàn toàn. Chỉ cách đây vài ngày, những con người này đã lặn ngụp dưới dòng nước sông Sài Gòn chảy xiết sâu hơn 20m để rà tìm con tàu Dìn Ký và đưa lên bờ 15 người gặp nạn. Trong buổi nhận bằng khen, một số cán bộ, chiến sĩ tham gia trong những ngày cứu hộ tàu Dìn Ký không có mặt. Hỏi ra mới biết, chưa kịp phơi bộ đồ lặn cho khô, những cán bộ, chiến sĩ này lại tiếp tục lên đường nhận công tác, số người tham dự buổi lễ có người đã chuẩn bị hành trang sẵn để khi vừa kết thúc buổi lễ là họ khăn gói lên đường công tác ở các tỉnh bạn.

Nhắc lại vụ Dìn Ký là nhắc đến nỗi đau mà có lẽ trong cuộc đời cứu hộ đây là lần đầu tiên họ rơi nước mắt nhiều đến vậy. Nhắc lại quá trình cứu hộ, Thượng tá Đặng Tiến Dũng – Trưởng phòng Cứu nạn cứu hộ thuật lại: Khó khăn, vất vả, nguy hiểm đang rình rập dưới dòng nước lạnh buốt sau cơn mưa kéo dài hàng giờ đồng hồ nhưng nhìn người thân của các nạn nhân trên bờ gào thét, đau xót nên ý chí của những người lính cứu nạn, cứu hộ quyết tâm đưa cho bằng được những thi thể nạn nhân bị mắc kẹt dưới khoang tàu lên bờ.

Thượng tá Dũng kể lại: Lục bình giăng kín mặt sông, vị trí tàu thì không xác định được, các chiến sĩ lạnh run trong làn nước vì cơn mưa vẫn còn rỉ rả. Quần thảo trên đoạn sông hơn 1.000m phía Bình Dương và bên bờ Hóc Môn (TP HCM) nhưng dấu vết của con tàu gặp nạn mất dạng trong màn đêm đen kịt. Trên bờ, tiếng gào thét của người thân nạn nhân như ai oán. “Nghe thôi mà đau lòng lắm!”. 7 giờ trồi lên lặn xuống, cảm giác bất lực mệt mỏi và áp lực đè nặng lên vai các chiến sĩ.

cứu nạn

Trời tờ mờ sáng. Mặt sông Sài Gòn lục bình đã thưa dần và thoáng hơn. Kinh nghiệm hàng chục năm gắn bó với nghề, trong thời điểm mặt sông lặng im này thì việc xác định vị trí của tàu chìm sẽ dễ dàng hơn, ông Nguyễn Ngọc Tốt chỉ huy một tổ cứu hộ phát hiện trên mặt sông một số phao cứu, mảnh gỗ thuyền, áo phao nổi lên cùng với một vệt dầu loang. Lần theo dấu vết này, ông Tốt xác định vị trí tàu chìm cách khu du lịch Dìn Ký khoảng 150m.

Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khoanh vùng, hai đồng chí Nguyễn Chí Thành và Võ Minh Thiện đã tiến hành cột dây làm điểm mốc báo hiệu, xác định vị trí của tàu.

“Dòng nước chảy xiết nên dù phát hiện được vị trí con tàu nhưng việc tiếp cận gặp rất nhiều khó khăn. Đội hình được chia làm bốn tổ: tổ lặn vào trong con tàu, tổ ở vị trí ngoài tàu, tổ trung chuyển và một tổ tiếp nhận nạn nhân (đứng trên thuyền cứu hộ). Việc thao tác phải nhịp nhàng giữa các tổ vì chỉ cần một sai sót là coi như phải gánh lấy hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến tính mạng của các chiến sĩ” – ông Tốt chia sẻ.

Trên bờ nắng gay gắt, hàng trăm người dân hiếu kỳ đứng ken chặt hai bên bờ sông. Nhiều người tỏ ra sốt ruột: “Tìm thấy tàu rồi sao không đưa lên cho rồi sao cứ thấy người nhái nhảy xuống trồi lên hoài! Thiệt chán”. Câu nói của người dân vô tình thốt lên làm chúng tôi cảm thấy quặn người lại.

Nhiều lần theo chân các anh đi cứu người gặp nạn, chúng tôi cũng hiểu những qui trình trong công tác tìm kiếm, xác định vị trí, nạn nhân. Chuyện tìm kiếm trên bờ đã khó nay phải mò mẫm dưới dòng nước sâu hơn 20m với bao nhiêu nguy hiểm chực chờ. Ngồi trên bờ thấy thời gian qua nhanh mà không thấy đưa nạn nhân lên bờ, ai cũng sốt ruột nhưng người dân không biết dưới nước, một cuộc chiến sinh tử thật sự đang diễn ra đối với các chiến sĩ mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Cũng lấy những hiểu biết bập bõm này giải thích cho người dân nghe và cũng được họ gật gù, ừ… à… hiểu chuyện, thông cảm!

… Cái khó của lực lượng là làm sao tiếp cận được tầng trệt nơi có nhiều nạn nhân gặp nạn nhất. Trong lúc khảo sát con tàu đã một lần dựng ngược dưới lòng sông khiến các chiến sĩ phải bơi “trồi” lên mặt nước, liệu con tàu còn dở chứng nào khác khi các tổ lặn bắt đầu tiếp cận! Con tàu đang nằm giữa sông Sài Gòn ở độ sâu hơn 20m, nghiêng bên trái, các cửa sổ đều đóng kín. Ở đầu và đuôi tàu, các vật dụng bàn ghế trên tàu lại chắn lối ra vào nên cán bộ, chiến sỹ không thể vào bên trong bằng hai lối này.

Cứu nạn

Trời càng về trưa càng nắng gắt, cuộc họp chớp nhoáng  trên ca nô và phương án là phá cửa sổ tàu để vào bên trong. Tầng hai con tàu được khai thông nhưng hàng giờ lặn mò trong khoang này không phát hiện được thi thể nào.

Giữa trưa, con nước chảy nhẹ, công tác tìm kiếm 16 nạn nhân được triển khai ngay. Tổ lặn đầu tiên của đợt lặn thứ hai do Trung tá Nguyễn Văn Công (Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ dưới nước) và Trung úy Huỳnh Văn Tuấn – (Phó Đội trưởng Đội cứu nạn, cứu hộ khác) xác định phải vào được tầng trệt của con tàu. Do các cửa sổ con tàu đóng kín nên phương án phá cửa sổ các khoang được chấp nhận. Trung tá Công, Trung uý Tuấn, Trung uý Thành, Thượng sỹ Thiện  nhanh chóng triển khai phá cửa sổ tàu.

Trung úy Huỳnh Văn Tuấn thuật lại: “Sau gần 15 phút, cánh cửa mới bung ra. Trong bóng tối nhóm lặn mò mẫm theo cảm giác và bị các vật dụng sinh hoạt như bàn ghế, quạt điện, chén, tủ… gây cản trở lối vào. Vừa tìm nạn nhân vừa chuyển đồ vật ra ngoài tạo lối thông thoáng. Khi tiếp cận được khoang tàu, một số chiến sĩ bị xây xát và chóng mặt bởi dòng nước xoáy”.

Trung úy Nguyễn Chí Thành xúc động, trong lúc mò mẫm dưới lớp bùn đất thì tổ lặn phát hiện xác chết đầu tiên và kéo tay nạn nhân để đưa ra khỏi mặt nước nhưng dường như có một thứ gì đó cố níu kéo lại. Sau khi tìm nguyên nhân, anh em trong tổ phát hiện thi thể một người lớn và một trẻ em trong tư thế ôm chặt lấy nhau. “Hình  ảnh hai mẹ con trong tư thế giữ chặt nhau đã in sâu vào tâm trí của những CBCS làm công tác lặn mò tìm nạn nhân. Chúng tôi không kìm được cảm xúc, lòng quặn thắt và phải cố lắm mới gỡ được hai mẹ con ra đưa vào bờ” – Trung úy Thành  xúc động.

13h các thi thể nạn nhân được xác định bị bùn vùi lấp lên trên gây khó khăn cho công tác mò, tìm nhưng với quyết tâm cao, sau 45 phút, 9 thi thể được đưa lên khỏi mặt nước. Tiếng khóc của gia đình nạn nhân bao trùm cả khúc sông Sài Gòn vốn dĩ vắng lặng này.

Bất ngờ, sợi dây neo con tàu gặp nạn bị bung do nước chảy quá xiết. 9 nạn nhân đã được đưa vào bờ, số nạn nhân còn lại vẫn còn trong khoang tàu, nước chảy mạnh như thế này, khả năng những nạn nhân còn lại sẽ bị trôi ra ngoài. Nhưng nếu lúc này cố đưa đội cứu hộ xuống đưa thi thể các nạn nhân lên rõ ràng là rất nguy hiểm. Công tác lặn mò thi thể dừng lại. Người đầu tiên xác định điểm cột dây vị trí vào khoang tàu nên Đội trưởng Nguyễn Văn Công tiếp tục lặn xuống con tàu cột lại dây điểm vào khoang. Con nước bắt đầu lặng, tổ cứu hộ gồm 5 đồng chí tiếp tục công tác đưa thi thể các nạn nhân lên. Hơn 2 giờ lặn mò, 6 thi thể tiếp tục được đưa lên bờ.

Cả đội mệt nhoài. Những chiến sĩ mới được tăng cường thêm cũng thở không ra hơi nhưng khi dò xét danh sách những người mất tích, cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi) vẫn chưa được tìm thấy. Người mẹ trẻ ôm đứa con gái vào lòng, ánh mặt vô vọng như cầu khẩn, mong mỏi được tìm thấy con trai mình tiếp thêm động lực để lực lượng lao xuống lòng sông chui vào con tàu lặn mò tìm kiếm.

“Nước triều lên, con tàu hết nghiêng trái rồi nghiêng phải, nếu cố gắng mò tìm thì ngay cả các chiến sĩ lặn cũng bị kẹt bên trong. Dù rất đau lòng nhưng công tác tìm kiếm cũng phải dừng lại!” – Trung úy Tuấn diễn tả lại hình ảnh các chiến sĩ gặp nguy hiểm lúc tìm cháu Khánh.

Những ngày qua các cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân, giải quyết hậu quả sau vụ đắm tàu Dìn Ký, còn đối với những người lính cứu hộ, hình ảnh những nạn nhân trong vụ đắm tàu này không thể lãng quên trong tâm trí họ. Tiếp tục với công việc rèn luyện hằng ngày, tiếp tục với những chuyến công tác lặn mò với bao sự hy sinh thầm lặng, chúng tôi hiểu để làm được điều này cái “Tâm” trách nhiệm của họ thật sáng. Những năm qua, điều kiện để phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn đã được quan tâm để các chiến sĩ có điều kiện tốt trong công tác tìm kiếm.

Trong buổi lễ tuyên dương, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, ông Lê Minh Trí cho rằng, việc hỗ trợ tỉnh Bình Dương cứu hộ và đưa 15 thi thể nạn nhân lên bờ của lực lượng Phòng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở Cảnh sát PCCC TP HCM là rất tốt. Tuy nhiên khi so sánh lực lượng cứu hộ của ta và các nước bạn chúng ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

“Để có những trang thiết bị tốt phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn cũng như quỹ đất để xây dựng trung tâm cứu hộ, Sở Cảnh sát PCCC TP HCM cần nhanh chóng đề xuất phương án với UBND TP. Có như vậy, công tác cứu hộ cứu nạn mới kịp thời hơn, nhanh chóng hơn và giảm thiểu nỗi mất mát về tài sản và con người! – ông Trí nhấn mạnh.

Mong rằng sự quan tâm của UBND TP sẽ là động lực để các chiến sĩ cứu hộ nối tiếp kinh nghiệm của những người đi trước và có trong tay những trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác cứu hộ tốt hơn, mất mát sẽ giảm đi nhiều hơn. Chúng tôi tin là vậy!

Minh Đức


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →