Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Blog Thông tin về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Văn Hưởng

Về bức điện tối mật của Đại sứ Hoa Kỳ

Để bạn đọc hiểu rõ sự thực về những cuộc gặp này và từ đó sẽ thấy được sự cắt xén nội dung bức điện nhằm “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” của BBC, được phép của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Báo Năng lượng Mới xin đăng nguyên văn biên bản cuộc đối thoại giữa Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Blog thông tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Ưu tiên cải cách tiền lương và chống tham nhũng

0 nhận xét

Trước bức xúc của cử tri về lạm phát ngày càng tăng cao và tiền lương của cán bộ công nhân viên quá thấp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, trong kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ ưu tiên chống lạm phát và cải cách tiền lương.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4. Ảnh: Tá Lâm.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao đổi với cử tri quận 4. Ảnh: Tá Lâm.

Ngày 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội khóa 13 đã có buổi tiếp xúc tại quận 3 và 4 (TP HCM) để báo cáo với cử tri nội dung sẽ đưa ra bàn bạc tại kỳ họp Quốc hội sắp tới và lấy ý kiến của người dân về vấn đề này.

Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bày tỏ mức lương của cán bộ, công nhân viên chức quá thấp, không công bằng và chưa hợp lý. Ông Ngô Quốc Trị đề nghị trong kỳ họp tới, Quốc hội phải cải cách tiền lương theo hướng tăng hợp lý. Cử tri này lấy ví dụ, một ông chủ tịch phường có thâm niên làm việc 20-25 năm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao mà mức lương còn thấp hơn một công nhân điện. “Như thế là chưa hợp lý và nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì làm sao thu hút và sử dụng được nhân tài?”, cử tri Trị băn khoăn.

Vấn đề chống tham nhũng cũng được cử tri hai quận quan tâm. Ông Lê Văn Tài cho rằng, việc chống tham nhũng hiện nay không hiệu quả và cần có những thay đổi. “Sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước là hoàn toàn khác nhau. Người ta sẵn sàng lấy của nhà nước thành sở hữu cá nhân. Đó là miếng đất màu mỡ cho tham nhũng. Do vậy biện pháp tốt nhất, hiệu quả nhất là phải hạn chế tối đa sở hữu nhà nước và theo phương châm là cái gì dân làm được thì nhà nước không làm. Nhà nước làm cái gì mà dân không làm được để phục vụ quốc kế dân sinh”, ông Tài nói.

Ghi nhận những ‎ý kiến đóng góp của người dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định vấn đề chống lạm phát, cải cách tiền lương sẽ là ưu tiên hàng đầu của Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.

Chủ tịch nước cho rằng, mặc dù hiện nay lạm phát còn cao nhưng xu hướng đang giảm dần và cố gắng đến năm sau giảm xuống còn một con số. “Cuối năm nay nếu điều hành tốt thì lạm phát cũng còn ở mức 17 đến 18%, chắc chắn không thể nào thấp hơn con số này. Kỳ này sắp tới, Quốc hội sẽ thông qua kế hoạch 5 năm, trong đó cố gắng phấn đấu đến năm 2015 lạm phát sẽ giảm xuống còn 5 đến 7%”, Chủ tịch nước khẳng định.

Về chống tham nhũng, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết, mọi công việc đang triển khai và mong bà con bình tĩnh. “Những vụ án lớn như Vinashin cũng sẽ được xử lý nghiêm theo pháp luật và đảm bảo vụ án lớn này không bị chìm xuồng”, Chủ tịch nước nói.

Ngoài bức xúc trước tham nhũng, lạm phát và mức lương chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống… nhiều bậc phụ huynh còn tỏ thái độ lo lắng trước việc học sinh tiểu học phải mang chiếc cặp nặng trĩu trên vai với hàng chục quyển sách vở. Ông Nguyễn Tấn Phát lấy dẫn chứng từ việc con trai ông đang học lớp 3, khi đi học thường mang theo khoảng 10 quyển sách vở, chưa kể bảng, hộp bút, bút màu, nước uống… “Bình thường hôm nào trong cặp của cháu cũng lên đến 5-6 kg không kể nước uống, sữa… Có hôm tôi thấy cặp cháu phồng to nên đem ra cân thì được hơn 10 kg. Choáng váng không thể tưởng được”, ông nói.

Cử tri này đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội nên giám sát thực tế tại các trường tiểu học ở TP HCM và kiến nghị với Chính phủ có những giải pháp giảm tải chương trình học quá nhiều cho học sinh tiểu học.

Trả lời bức xúc của cử tri, Chủ tịch nước cho biết sẽ cùng với tổ đại biểu Quốc hội chọn một địa điểm cụ thể để giám sát. “Đi xuống dân mà không có vấn đề gì thì cuối cùng cũng chỉ thăm hỏi sức khỏe rồi về. Dân khen là sâu sát nhưng không giải quyết được gì cả. Nhưng tôi với các đại biểu Quốc hội phải chọn những vấn đề sát sườn lấy từ những kiến nghị của cử tri để giám sát”, ông Trương Tấn Sang nói.

Chủ tịch nước gợi ý sẽ chọn phản ánh của phụ huynh về việc học sinh đeo trên người hơn 10 kg sách vở để “thị sát”. “Có khi tôi mời thêm anh em trong Bộ Giáo dục cùng đi để xem vì sao nói mãi mà không được hay phải đem theo từng đó cân sách trên lưng mới có trí tuệ?”, Chủ tịch nói.

Tá Lâm(Theo Vnexpress)


(Theo website Phạm Minh Chính)
Continue reading →

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả bầu cử

0 nhận xét

Sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã họp phiên thứ 40 nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cho ý kiến vào việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Phiên họp thứ 40 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã có văn bản đề nghị lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn. Về công tác tổ chức nhân sự, dự kiến chương trình bố trí khoảng 11 ngày để Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và trên cơ sở nghiên cứu thông lệ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ trước. Về các vấn đề kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Quốc hội dành một buổi thảo luận tại tổ và một ngày thảo luận tại Hội trường về nội dung này. Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại Hội trường một buổi về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009…

Cho ý kiến vào nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đa số Ủy viên Ủy ban nhất trí với nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị. Trước một số ý kiến đề nghị chỉ tập trung cho công tác nhân sự và không dành khoảng thời gian 1,5 ngày cho thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu cho rằng, đây là kỳ họp quan trọng chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự nhưng không vì thế mà không đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, trong kỳ họp thứ nhất, Chính phủ cần có báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2011, có báo cáo thẩm tra để cho thấy sự tiếp nối của Quốc hội, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị cần có báo cáo về Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, có thảo luận tổ, hội trường và có Nghị quyết về nội dung này…

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng, giao thoa giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội vì vậy các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Văn phòng Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Kỳ họp sẽ tập trung vào công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan nhà nước, xem xét các báo cáo và quyết định một số nội dung quan trọng như tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011 (có thảo luận tại tổ và hội trường); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009… và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Không đưa vào chương trình kỳ họp hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học cũng như Báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức bầu cử, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Dự kiến Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ được tiến hành trong khoảng 13,5 ngày (trong đó 0,5 ngày họp trù bị). Phiên khai mạc được ấn định vào ngày 21/7 và bế mạc vào ngày 5/8/2011. Công tác tổ chức, nhân sự được bố trí trong khoảng 11 ngày./.


(Theo www.phamminhchinh.com)
Continue reading →